Chuối cấy mô

Kỹ thuật cây giống mới

Chuối Tiêu hông

Giống cây mang lại hiệu quả kinh tế cao

Chuối giống

Chuối giống chất lượng chống sâu bệnh hiệu quả

Pages

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Giảm rụng quả cho Bưởi

Trung và hạ tuần tháng 4 hàng năm với những cây bưởi đậu nhiều quả thường có đợt rụng quả sinh lý. Để hạn chế hiện tượng rụng quả sinh lý, đảm bảo năng suất, chất lượng cao và ổn định cuối vụ bà con cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau.



Tưới nước đủ ẩm cho bưởi: Giai đoạn này quả đang lớn rất nhanh, tưới tràn hay tưới hốc đạt độ ẩm 70-75% độ ẩm đất ít nhất xung quanh tán bưởi. Nếu trời không mưa cần tưới định kỳ 10-15ngày/lần, phủ quanh tán cây bằng nylon hay xác hữu cơ để hạn chế bốc hơi nước. Gặp khô hạn, các loại phân khoáng, phân trung vi lượng hòa tan chậm, rễ cây hút dinh dưỡng kém. Cây thiếu nước sẽ thiếu dinh dưỡng sinh ra tầng rời ở cuống quả, gây rụng quả sinh lý.

Cung cấp đủ dinh dưỡng: Thời kỳ này bưởi cần rất nhiều dinh dưỡng đặc biệt là kali và các nguyên tố vi lượng để tổng hợp và vận chuyển chất hữu cơ về quả, chống hiện tượng hình thành tầng rời gây rụng quả non. Việc cung cấp phân khoáng vi lượng hợp lý cho bưởi cần căn cứ vào tuổi của cây, mức độ say của quả và chế độ dinh dưỡng của cây biểu hiện qua màu sắc của tán lá.

Lá có màu xanh đen biểu hiện cây thừa đạm cần bón thêm phân kali. Liều lượng 1-3kg/cây, bón dưới hình chiếu của tán lá, bón thành 4 hốc quanh tán cây, bón sâu 7-10cm.

Lá có màu xanh nhạt, xanh vàng bón phân NPK (12:5:10); NPK (13:13:13) hoặc đạm: kali tỷ lệ 1:1. Liều lượng: 2-5kg NPK hoặc 0,5-2kg đạm ure + 0,5-2kg kali clorua.

Lá có màu xanh trung bình (xanh màu lá chuối bánh tẻ). Bón phân với tỷ lệ 1đạm: 2kali. Liều lượng 0,5-2kg đạm ure + 1-4kg kali clorua.

Bổ sung các nguyên tố vi lượng cho bưởi dưới dạng phun các loại phân bón lá giàu vi lượng cho hiệu quả cao: Sử dụng sản phẩm Vườn sinh thái cho bưởi 10-15ngày/lần giúp bưởi mau lớn ít rụng quả, chống sâu, bệnh, tăng năng suất chất lượng quả, giảm 30% lượng phân bón.

Có thể dùng một trong các chế phẩm: Bio-Plant; A-H503; Atonic; Nông Trang 001 hoặc K-H502 kết hợp với Multy-K + chất bám dính phun cho bưởi 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày vào thời kỳ này cũng làm giảm quá trình rụng quả sinh lý, tăng năng suất chất lượng quả cuối vụ.

Phòng trừ tốt một số sâu bệnh chính: Ruồi (dòi) vàng đục quả, thường đẻ trứng trên lỗ chích, vết thương vỏ quả, sâu non đục vào bên trong gây thối và rụng quả. Dùng một trong các loại bẫy: Pheromone; bẫy Sofriprotein; bãy Metin ơgienon; bẫy VijubonD để diệt ruồi.

Nhện đỏ, nhện trắng làm giám quả, da quả sần sùi, quả còi cọc và rụng nhiều nếu mật độ nhện cao. Sử dụng một trong các loại thuốc trừ nhện: Danilol 10EC; Pegasus 500EC; Otus 5EC… phun cho bưởi 2 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày từ lúc trái bưởi bằng hòn bi (đường kính quả 0,5cm).

Trên cây có bọ xít hại quả non với mật độ cao cần dùng một trong các loại thuốc: SeSaiGon 50EC; Confidor 70WG; Sutin 5EC hoặc Oshin 20WP… phun trừ khi bọ xít còn non (tuổi nhỏ). Nếu có nhiều bọ xít trưởng thành cần tăng nồng độ thuốc lên 2lần so với hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Kỹ thuật trồng Ổi voi cho năng suất

Đối với cây măng cụt, việc chuẩn bị đất cũng giống như các loại cây ăn trái khác, nhưng khoảng cách trồng phải từ 7 – 10 m, vì tàn lá lớn và cây sống lâu năm. Nếu trồng xen với dừa, thì nên trồng khoảng giữa 4 cây dừa là tốt nhất.


Khi trồng nên cắt bớt lá, nên trồng vào đầu mùa mưa. Có thể trồng xen với chuối, dừa để che mát. Muốn trồng thuần măng cụt, lúc đầu khi cây còn nhỏ nên xen những cây ngắn ngày để có thu nhập.

Rễ măng cụt tiếp xúc với đất kém, nên cần tưới và chăm sóc thường xuyên. Cây bị ngập nước dễ chết, cho nên cần thoát nước tốt vào mùa mưa.

Cây măng cụt rất ưa phân chuồng. Bón đạm để giúp cây tăng trưởng nhanh. Kinh nghiệm của những nhà vườn chuyên canh: Trong năm đầu có thể bón từ 50 gam đến 100 gam phân SA/cây hoặc 20-40 gam urê/cây vào một tháng sau khi trồng và từ 50-100 gam SA, hoặc 20-40 gam urê vào sáu tháng sau. Từ năm thứ hai sau khi trồng nên tăng dần lượng phân theo giai đoạn tăng trưởng. Khi cây bắt đầu cho trái, bón 500 gam phân NPK 20-20-15 một cây vào đầu và cuối mùa mưa. Lượng phân tăng khi cây lớn sẽ cho nhiều trái.

Cây trưởng thành có thể bón từ 2 kg NPK/năm. Những người có kinh nghiệm có thể bón 1,5 kg DAP/gốc vào cuối mùa mưa, kết hợp bồi sình rải lá và cỏ mục để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.

Lúc đầu cắt bỏ cành yếu, nhưng cây cao từ 8 đến 10m thì cắt ngọn để giảm chiều cao, tạo tán ngang giúp cây cho trái nhiều.

Bệnh của cây măng cụt thường là sâu ăn lá, rệp dính hoặc nhện đỏ, bọ xích làm cây kiệt sức, bệnh đóm rong, chảy nhựa vàng. Các loại bệnh này đều có thuốc trị, chỉ cần nhà vườn lưu ý sẽ khỏi.

Thu hoạch trái đã chuyển màu đỏ là thuận lợi, vì có thể bảo quản được từ 7-10 ngày.

Hiện tại theo dự án của Bến Tre diện tích măng cụt của tỉnh đã lên tới 4.500 ha, trong đó 200 ha đang trong thời kỳ cho trái năng suất cao.

Hạn chế của trái măng cụt là trái bị sượng. Cách tốt nhất là thu hoạch trước mùa mưa. Đặc tính của măng cụt là ra hoa trên đầu cành đọt mới nên việc cho măng cụt ra hoa sớm, trước hết phải làm cho cây ra đọt non sớm và đồng loạt.

Xử lý cho trái nghịch vụ

Để cho mùa sau ra trái sớm và chất lượng, sau thu hoạch mùa trước cần làm mấy việc sau: Thứ nhất, bón 3 kg phân đầu trâu AT1 + 30 kg phân ủ hoai + 50 gam RICHO-MS/cây có tán 6-8 mét, tưới nước đều. Thứ hai là tỉa bỏ cành vượt, cành cấp một vượt ra khỏi khung tán và cắt bỏ những cặp lá đầu cành trên toàn bộ tán lá. Làm hai việc này càng nhanh càng tốt.

Hai tuần sau, dùng MS-THIORÊ hoặc FOOD-MS1 phun sương ướt đều tán cây. Sau hai đến ba lần phun, cây sẽ nhú đọt đồng loạt. Khi đọt non nhú được 01 tuần, dùng FOOD-MS1 phun hai lần, 10 ngày một lần nữa, giúp đọt lá phát triển mạnh chuẩn bị ra hoa.

Xử lý ra hoa cũng đòi hỏi trình độ. Vì tạo được đọt non phát triển chưa hẳn là ra hoa. Khi đọt non được 05 tuần tuổi, bón 02 kg phân đầu trâu AT2 + 02 kg HUMICH/cây. Muốn có hiệu quả nhanh, thì dùng 100 gam MS hòa nước xịt đều trên cây. Một tuần sau dùng FOOD-MS2 hoặc F-PO phun sương cho ướt đều hai mặt lá cây hai lần, cách nhau 07 ngày/lần. Làm vào đầu tháng 10 âm lịch để thu hoạch đầu tháng 04 năm sau.

Có hai cách bắt cây ra hoa sớm và đồng loạt:

Thứ nhất, khi đọt non 09 tuần thì siết nước (tạo khô hạn, rút nước trong mương và phủ nylon trên mặt liếp. Khoảng 2-4 tuần thấy lá non có biểu hiện héo thì tưới thật nhiều, 5-7 ngày sau tưới lần nữa để mặt liếp đủ ẩm. Thứ hai, là khất gốc (khoanh vỏ). Cách làm này chỉ áp dụng cho những vườn khó tạo khô hạn, thì khi đọt được 9-10 tuần tuổi, khoảng ngày 15 tháng 10 (âm lịch), tiến hành khất gốc xung quanh thân. Chỉ khất phần vỏ, không được chạm vào gỗ trong thân, vết khất cách mặt đất khoảng 1 mét.

Sau khi lá tươi trở lại hoặc khấc gốc 2 hoặc 3 ngày là cho cây ra hoa đồng loạt bằng cách dùng thuốc kích thích ra hoa C.A.T + FOOD-MS2 phun sương đều hai mặt lá cây một lần. Khoảng 10-20 ngày sau khi tưới nước lại và phun thuốc, cây sẽ nhú chồi hoa. Từ khi hoa nhú đến hoa nở khoảng 30-45 ngày. Muốn đậu trái tốt, nên phun hai lần thuốc đậu trái C.A.T hoặc HCR cách nhau 10 ngày một lần.Ổi voi là giống cây ăn quả mới được nhập từ Malaysia. Quả tròn, to (300-800g/quả), cùi dày, ít hạt, mềm, ngọt, thơm…, thích hợp cho việc chế biến. Cây dễ trồng, không kén đất, chịu úng, hạn và kháng bệnh cao. Sau một năm trồng cây đã cho quả.

Thời vụ trồng

Trồng ổi voi vào vụ xuân (tháng 2-3) và vụ thu (tháng 8-10) ở các tỉnh phía bắc. Còn các tỉnh phía nam nên trồng vào đầu mùa mưa. Cũng có thể trồng ổi voi quanh năm nhưng phải bảo đảm tưới và che chắn cho cây tới khi bén rễ, đâm cành.

Chuẩn bị đất

Ổi voi không kén đất, nhưng nên chọn đất có tầng canh tác dày, đất tơi, xốp, giữ nước và thoát nước dễ dàng. Nên đào hố rộng, sâu, bón lót trước khi trồng vài tuần. Mật độ trồng 4x4m hoặc 5x5m.

Cách trồng

Cây giống có thể chiết hoặc ghép mắt, vì trồng từ hạt sẽ lâu cho quả.
Nếu ở vùng dễ ngập nước nên vun gốc cao hơn mặt đất 10-15cm, nếu ở vùng đồi, khô hạn, nên để hố lõm xuống 10-15cm. Sau khi trồng xong tưới ngay cho cây.

Chăm sóc

– Với cây giống là cây ghép nên vun gốc cao hơn mắt ghép và loại bỏ các mầm mọc từ gốc ghép. Khi cành mọc ra từ gốc ghép ban đầu (cấp 2) được 40-50cm tiến hành bấm ngọn để cây bật cành cấp 3. Giữ độ 8-10 cành cấp 3.
Năm đầu tiên không cần bón nhiều phân, chỉ cần khoảng 200g NPK/cây. Các năm sau bón tăng dần. Nên lấy bùn ao đắp thêm vào các gốc để tăng nguồn dinh dưỡng cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Ôi voi thường bị các loại sâu bệnh như rệp, các loại sâu ăn lá, ruồi đục quả, bệnh đốm quả… gây hại.
– Đối với rệp, các loại sâu ăn lá, ruồi đục quả dùng Sherpa 0,2-0,3%, Tribon 0,2% phun lên cây.
– Đối với bệnh đốm trên quả, dùng Ridomil 0,2% hoặc Anvil 0,2% phun vào tháng 5-6 làm 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 7-10 ngày.

Thu hoạch

Ổi voi ra hoa làm 2 đợt: đợt 1 vào tháng 4-5, chín vào tháng 7-8; đợt 2 ra hoa vào cuối năm và cho quả chín vào dịp Tết.
Khi quả bắt đầu chín có mầu vàng sáng, nên tiến hành thu hoạch ngay. Thu hái quả vào buổi chiều.

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Trồng và chăm sóc cây Sầu Riêng

 I. GIỚI THIỆU.

Cây sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á. Do yêu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ngày càng cao hơn, các nước như Mã Lai và Thái Lan tập trung nghiên cứu và phát triển cây sầu riêng từ nhiều năm trước đây. Nhờ có phương hướng phát triển rõ ràng, Thái Lan là nước xuất khẩu sầu riêng đi nhiều nước và có rất nhiều tiến bộ về kỹ thuật canh tác cây sầu riêng.



Tại Việt Nam, cây sầu riêng đã phát triển từ lâu, được quan tâm và đầu tư phát triển trong thời gian gần đây, nếu được trồng và chú ý đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây sầu riêng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác.

II. KỸ THUẬT TRỒNG

1. Điều kiện sinh lý của cây sầu riêng:

+ Sầu riêng là cây ưa khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao.
+ Không ưa với khí hậu nóng và khô hanh.
+ Lá là nơi dự trữ thức ăn chính của cây nên khi lá rụng là cây suy yếu và chết.
+ Trong giai đoạn chín mà mưa nhiều thì thịt trái sẽ nhão.
+ Cây có thể phát triển và sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất thịt, thoát nước tốt, độ dốc không quá 300, gần nguồn nước tưới.
+ Không chịu đất phèn, mặn và úng, phát triển kém trên đất sét nặng.
+ Cây sầu riêng không chịu được gió mạnh vì là loại thân gỗ yếu và có bộ rễ nông.

2. Giống trồng:

Sầu riêng không phải là cây tự thụ phấn mà là cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng, gió, do đó nếu trồng bằng hạt thì sẽ xảy ra biến dị lớn. Vì vậy nên:
+ Trồng sầu riêng bằng cây ghép mắt hoặc ghép cành.
+ Cần trồng ít nhất 2 giống trên vườn để sự thụ phấn chéo xảy ra làm đậu trái sầu riêng tốt hơn.

3. Kỹ thuật ghép:

– Gốc ghép: Được ương từ hạt sầu riêng thường.
– Cành, mắt ghép: Được chọn từ cây mẹ đầu dòng.
– Phương pháp ghép:
+ Ghép cành
+ Ghép mắt

4. Khoảng cách trồng:

Tốt nhất nên trồng thưa để vườn thông thoáng, cây khoẻ mạnh, dễ chăm sóc và ít bị bệnh thối trái. Tuỳ theo thực tế mà có nhiều phương thức trồng như trồng thuần hay trồng xen.
+ Nếu trồng thuần: 125 cây – 156 cây/ha ( 8m x 8 –10m/cây)
+ Nếu trồng xen: 70 cây – 100 cây/ha (10m x 12m/cây)

5. Chuẩn bị hố trồng:

+ Kích thước hố: Đất tốt thì 60 x 60 x 60cm; Đất xấu thì 70 x 70 x 70cm.
+ Bón lót: 15 – 20kg hữu cơ + 0,5kg super Lân + 200g NPK 16-16-8/hố,
10-20g Diazinon (Basudin 10G), Carbofuran (furadan 3G),… để trừ mối, dế, kiến và sâu đất.

6. Cách trồng:

+ Đảo trộn hỗn hợp đất và phân sau đó lấp hố trước khi trồng 10-15 ngày.
+ Moi giữa hố 1 lỗ vừa bịch cây con.
+ Xé bỏ bầu sao cho không bị vỡ bầu.
+ Đặt cây vào hố trồng, lấp đất ngang mặt bầu cây con.
+ Những nơi đất cao, sườn dốc, nên trồng âm sâu hơn mặt đất.
+ Lấp kín mặt bầu, dậm chặt.
+ Cắm cọc và buộc giữ cây con khỏi đổ ngã.
+ Vun mu rùa xung quanh gốc cây chống đọng nước.
+ Sau đó phủ kín cỏ rác để giữ ẩm cho cây.

III. KỸ THUẬT CHĂM SÓC

1. Chăm sóc cây con:

+ Sau trồng cần che bóng cho cây con và không che quá 50% ánh sáng.
+ Cần tưới nước thường xuyên khi trời nắng hạn để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khoẻ mạnh, nhanh cho trái.
+ Đầu mùa khô cần tủ cỏ rác xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.
+ Bón phân năm đầu: Hữu cơ + 0,3kg N:P:K:Mg 18:11:5:3 và chia ra 4 lần bón trong một năm.

2. Bón phân:

– Giai đoạn cây con cần bón 5- 10kg phân hữu cơ/năm, kết hợp với phân vô cơ có lượng đạm cao như: 16-16-8, 20-20-15, và tăng dần ở những năm đầu cho trái. Liều lượng và số lần bón như sau:

Tuổi cây Lượng phân (kg/cây/năm) Số lần bón/năm
1 năm 0,3 4
2 năm 0,6 4
– Giai đoạn cây cho trái ổn định thì bón 3 lần như sau:
+ Lần 1: Sau thu hoạch tỉa cành, bón 10- 20kg phân hữu cơ, kết hợp bón 5- 6 kg phân vô cơ/cây.
+ Lần 2: Trước ra hoa 30-40 ngày cần bón thúc ra hoa 2-3kg phân NPK có hàm lượng lân cao như: NPK 10-50-17 và tưới nước cách ngày.
+ Lần 3: Khi trái to bằng trái chôm chôm thì bón 2- 3kg phân NPK có hàm lượng kali cao như: NPK 12-12-17 kết hợp tưới nước.
Ngoài ra có thể sử dụng phân bón qua lá để góp phần tăng năng suất và phẩm chất trái.
Chú ý: Không nên bón phân KCl, vì phân sẽ làm giảm chất lượng trái.
3. Trồng cây chắn gió, che bóng, trồng xen che phủ đất:
+ Trồng các loại cây chắn gió và che bóng như : Keo lai, xà cừ…..
+ Không nên trồng xen các loại cây ký chủ của nấm Phytophthora. Như: Đu đủ, Dứa, Ca cao . . .
4. Tỉa cành, tạo tán:

4.1. Tỉa bỏ các cành:
+ Cành mọc từ gốc ghép, mọc đứng.
+ Cành ốm yếu và chỉ để một ngọn.
+ Cành bị sâu bệnh.
+ Cành mọc gần mặt đất, chỉ để cành thấp nhất mang trái trên 1 mét.
+ Cứ một vị trí trên thân chỉ để 1 cành (tránh bị tét).
+ Khoảng cách các cành khi cây còn nhỏ là 10cm, cây lớn 30cm.
4.2. Giữ lại cành:
Mọc ngang, ở độ cao hợp lý, phân bố đều các hướng, cành khoẻ mạnh.

5. Tỉa hoa, trái:

+ Trước 30 ngày sau khi đậu trái cần tỉa bỏ bớt hoa.
+ Các loại trái cần tỉa bỏ như: mọc dày, méo mó, sâu bệnh.

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Kỹ thuật bón phân cho cây Roi, mận

Roi là loại trái cây khá giàu chất khoáng, hiện được trồng phổ biến ở miền Tây và Đông Nam Bộ, thích hợp ở nhiệt độ từ 28 – 30 độ C.


Cây mọc rất khỏe và ưa sáng. Thời vụ trồng cây tốt nhất là tháng 4 – 5 đầu mùa mưa, đất đủ ẩm có thể trồng quanh năm. Nếu trồng trong mùa khô cần phải có nguồn nước tưới.

Có rất nhiều loại roi có giá trị kinh tế cao, ở miền Nam được trồng phổ biến các giống sau:Roi trắng (Bắc thảo), roi Hồng đào,roi Hồng đào điều,roi xanh,roi An Phước,…

Khi cây con còn nhỏ, vào mùa nắng cần thường xuyên tưới nước đủ ẩm để cây phát triển. Bón phân cho cây nên chia làm nhiều đợt. Bón lót toàn bộ phân hữu cơ chế biến (10 – 15 kg/hố) + phân lân (0,5kg lân nung chảy hoặc lân super/hố). Bón thúc bằng phân urê định kỳ cứ 30 – 45 ngày 1 lần bón, liều lượng 0,1-0,2 kg/cây.

Bón phân cho cây roi đã trưởng thành và cho trái được chia làm 4 lần.

Đợt 1 (tính từ khi vừa kết thúc thu hoạch vụ trước) ưu tiên bón phân hữu cơ, phân lân và phân đạm (N) nhằm nhanh chóng giúp cây trồng phục hồi sức khỏe sau một thời gian dài phải huy động dinh dưỡng nuôi trái và tích lũy dinh dưỡng cho các giai đoạn kế tiếp. Mỗi gốc bón 5 -10kg phân hữu cơ chế biến + 1kg NPK 20-20-15 + TE.

Đợt 2 (trước khi cây ra hoa), bón tăng tỷ lệ phân lân (P) và phân kali (K), giảm lượng phân đạm (N) nhằm giúp cho tỷ lệ C/N của cây tăng cao, thuận lợi cho quá trình hình thành mầm hoa, phát triển hoa. Bón lượng phân có lân cao như DAP với lượng 1,0 – 1,5kg/gốc, hoặc phân chuyên dùng AT-2 + TE, có thể phun xịt hỗ trợ thêm phân bón lá NPK(10-60-10) hoặc (6-30-30).

Đợt 3 (sau thụ phấn đến khi trái phát triển tối đa về thể tích), cần bón cân đối các chất đa lượng NPK và cả các chất trung và vi lượng nhằm giúp hạn chế tỷ lệ rụng trái, tăng nhanh việc phát triển thể tích trái và số quả/cây. Có thể bón một trong những loại phân NPK như 16-8-16 + TE; 20-0-20 +TE; 14-7-21 + TE; 12-12-17 + TE hoặc phân chuyên dùng AT-3. Phun xịt thêm phân bón lá 12-0-40 + 3Ca0 hoặc 20-20-20 + TE.

Đợt 4 (trước thu hoạch 1 tháng), đây là giai đoạn tích lũy và chuyển hóa các chất trong trái, tăng độ chắc của trái và tăng chất lượng của trái nên rất cần kali (K) để tăng cường quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá cây vào trái và chất đạm (N), chất calci (Ca), vi lượng. Chúng giúp thúc đẩy nhanh quá trình chín sinh lý và sinh thái của trái, giúp cho việc chín đồng loạt và tăng chất lượng trái. Đợt bón này cần ưu tiên sử dụng các dạng phân bón có tỷ lệ NPK = 12-0-40 + 3Ca0; 20-20-20 hoặc HK 7-5-44.

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Trồng chuối phủ bạt

Trồng chuối phủ bạt là biện pháp kỹ thuật mới, sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt plastic, sử dụng 6 cuộn khổ 1,2m x 400m/ha) hạn chế được rệp truyền virus cho cây, hạn chế cỏ dại, ổn định nhiệt độ đất, giữ được độ ẩm đất, khi mưa tránh cho đất bị xói mòn gây tổn thương bộ rễ và phân bị rửa trôi…


I. Chuẩn bị đất trồng

– Cây chuối thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng trồng chuối thâm canh nên chọn những vùng đất bằng phẳng, tưới tiêu chủ động, pH thích hợp 6-7,5.

– Làm đất: Đất tơi xốp, sạch cỏ dại, bằng phẳng, xử lý vôi trước lần làm đất cuối cùng sau đó cày vùi trước khi đào hố trồng 2 tuần.

II. Kỹ thuật trồng

1. Thời vụ, mật độ, khoảng cách:

– Thời vụ: Chuối có thể trồng quanh năm, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa.
– Mật độ: 2.000 cây/ha. Khoảng cách: 2,5m x 2m.
– Chọn cây giống: Chọn cây con trên cây mẹ đã có buồng, khỏe mạnh. Cây con cao 1,2 – 1,5m, củ chuối lớn, có lá bàng, không sâu bệnh. Gọt bỏ hết rễ trên củ, cắt 2/3 lá xòe, giữ nguyên lá cuốn. Lấy giống từ chuối nuôi cấy mô sạch bệnh.

2. Đào hố, bón lót và phủ bạt:

– Đất cày sâu 0,4-0,5m, lên luống rộng 1m, cao 20-30cm, căn cứ khoảng cách cây cách cây để đào hố.
– Đào hố: Để riêng lớp đất mặt, đào hố sâu 40-50 cm, rộng 50-60cm.
– Bón lót: Phân chuồng hoai mục 10-15kg + 0,3 kg lân supe + 0,1 kg KCl.
Trộn đều các loại phân với lớp đất mặt rồi lấp hố. Tiến hành phủ bạt, dùng ghim tre hoặc đất chèn hai bên mí bạt.

3. Cách trồng:

Khoét bạt theo khoảng cách cây cách cây 2m, dùng xẻng tạo 1 lỗ sâu hơn củ chuối 10-15cm, sau đó đặt cây vào giữa hố trồng và lấp đất vừa quá cổ gốc chuối, ém đất quanh gốc. Sau khi trồng cần tưới nước, giữ ẩm cho chuối.
Khi trồng quay sẹo củ của cây (mặt cắt cây giống khi tách ra khỏi cây mẹ) về một hướng để chuối trổ buồng về một phía dễ chăm sóc., thu hoạch.

III. Chăm sóc:

– Trồng dặm: Sau trồng 1 tháng nên dặm lại những cây đã chết hay còi cọc …

– Bón phân:
Liều lượng bón/ha: 600-800kg urê, 500-800 kg kali (1 gốc: 0,3-0,4 kg urê; 0,25-0,4 kg kali).

– Bón thúc: Chia làm 2 đợt bón như sau:
+ Đợt 1 (sau khi trồng 1,5-2 tháng): ½ urê + ½ kali.
+ Đợt 2 (trước khi chuối trỗ buồng 2 tháng): ½ urê + ½ kali.
– Cách bón: Cuốc rãnh sâu (20-25 cm) 2 bên mí bạt, bón phân, đảo đều đất, lắp bằng.

Tỉa cây con:
Thường xuyên tỉa định cây con để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, giảm sâu bệnh gây hại vườn chuối, thường để 1cây mẹ và 2 cây con.

Bẻ bắp chuối: Cắt bỏ hoa đực (bắp chuối) vào buổi trưa khi chuối được 8-12 nải. Dùng một nắm lân trộn với đất bịt vết cắt ngăn chặn tình trạng chảy nhựa.

Chống buồng: Dùng cọc chống buồng quả, kết hợp với “bó giò” thân cây bằng lạt dài hoặc dây nilon.
Bao buồng: Mục đích hạn chế sâu, bệnh hại, giữ cho trái đẹp. Có thể dùng bao chuyên dùng (Trung Quốc) hoặc bao nilon trắng (xanh) thủng 2 đầu lồng vào buồng chuối, buộc chặt phần đầu trên vào cuống buồng, đầu dưới để hở tự nhiên (nếu buộc kín quả sẽ bị thối).

IV. Phòng trừ sâu bệnh:

1. Sùng đục củ:

– Làm cho củ thối,  cây sinh trưởng kém, buồng nhỏ, trái còi cọc.
– Phòng trị: Thường xuyên vệ sinh vườn chuối, sử dụng Furadan, Regent 0,3G, hoặc Basudin rải vào gốc, hoặc chẻ đôi thân chuối úp quanh gốc để bắt thành trùng.

2. Sâu cuốn lá: Ngắt bỏ lá bị sâu cuốn, giết sâu bằng tay.

3. Bệnh đốm lá:

– Sigatoka vàng và Sigatoka đen gây hại trên lá tạo hình bầu dục màu nâu có bệnh màu sậm hơn và xuất hiện mặt dưới lá. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa, làm buồng chuối nhỏ …
– Phòng trị: Không trồng chuối trên các chân đất chua. Đất trồng phải thoát nước tốt. Mật độ trồng phải thích hợp. Vệ sinh vườn chuối, cắt  và đốt các lá bị bệnh. Phun Score, Benomyl từ 2-4 tuần/lần trong mùa mưa.

4. Bệnh héo rũ Panama:

– Các lá già vị vàng trước rồi sau đó lan dần đến ngọn, vàng từ bìa lá lan vào gân chính. Cắt ngang thân thấy mạch dẫn có màu nâu đỏ.
– Phòng trị: Khử trùng chuối bằng Manzate, Ridomi trước khi trồng, đào bỏ các gốc chuối bị bệnh.

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Trồng Cóc cây miền Nam đúng cách

1. Mô tả giống

* Tên (Spondias cytherea), cây ăn quả nhiệt đới lâu năm, họ Điều (Anacardiaceae).


Giống Cóc miền nam đang bán ở Trung tâm là cây ghép cho ngay sau 9 tháng trồng.

* Đặc điểm hình thái

Cây thân gỗ. Lá kép, mọc ở đầu cành, có 7 – 12 cặp lá chét có răng cưa, giòn, vị chua. Hoa nhỏ, trắng, mọc thành chùm lớn. Quả hạch màu xanh, to bằng quả trứng vịt; thịt quả chín màu vàng nhạt, giòn, hơi chua; nhân quả to có nhiều gai mềm. Mùa quả tháng 6 – 12. Được trồng nhiều ở Miền Nam Việt Nam.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

* Thời vụ trồng

Cóc được trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, nếu trồng với lượng ít ta có thể trồng vào nhiều thời vụ khác nhau, miễn là phải tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm và sau khi trồng phải cung cấp đủ nước tưới cho cây.

* Mật độ trồng

Tùy độ màu mỡ của đất mà có thể trồng với khoảng cách 7-9m (hình vuông hay hình nanh sấu), 6,5-7m. Vùng đất cao có thể trồng th­ưa hơn vì tuổi thọ lâu, cây cho tán lớn. Nhìn chung, Cóc thư­ờng đư­ợc khuyến cáo trồng với khoảng cách 9-15m.

* Làm đất, bón lót và trồng cây

Khi đào hố,  lớp đất mặt được để riêng một bên, bón lót mỗi hố 50 kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1,5 – 2 kg super lân. Trộn đều phân với lớp đất mặt, cho xuống 3/4  hố. Sau đó lấp đầy hố bằng lớp đất phía dưới, để giúp cho rễ cây phát triển thuận lợi ở giai đoạn đầu, cải thiện độ phì của lớp đất đáy hố tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

* Chăm sóc sau trồng

Thời kỳ cây còn nhỏ, được 1-3 năm tuổi, cây sinh trưởng mạnh hầu như quanh năm để hoàn thiện bộ khung tán. Chính vì vậy, việc cung cấp đủ phân, đủ nước, diệt trừ cỏ dại thường xuyên để tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng là rất cần thiết.

– Tưới nước: Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc.

– Làm cỏ: Làm cỏ cần tiến hành thường xuyên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau, phơi khô cỏ sau đó tủ lại xung quanh gốc cây.

* Bón phân

– Giai đoạn cây tơ: Hàng năm nên bón từ 200-400g phân NPK 16-16-8 và khoảng 200g phân urê/cây, chia ra làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Ngoài ra, nên bón bổ sung từ 1-3 kg phân KOMIX chuyên dùng cho cây ăn trái để bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cây Cóc phát triển ổn định.

– Giai đoạn cây trưởng thành: Bón tối thiểu từ 2-5kg/cây loại phân NPK 16-16-8 và từ 3-4kg phân KOMIX, chia đều 2 lần bón vào đầu mùa mưa và vào tháng 9-10 dương lịch. Sau những năm trúng mùa cần tăng lượng phân bón để hồi sức cho cây.

* Phòng trừ sâu bệnh

– Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 1lần/tuần, sau đó 1lần/tháng.

– Bệnh phấn trắng: Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả đặc biệt là hoa và chùm hoa. Dùng Rhidomila MZ 72WP, Anvil 5SC…

– Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng…

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Nhưng mùa thuận (mùa mưa) giá chanh thường rất rẻ, thậm chí không đủ chi phí thu hoạch nên người trồng chanh có khuynh hướng điều khiển cho chanh ra hoa trong mùa mưa để thu hoạch trong mùa khô, nhất là dịp Tết sẽ bán được giá. Nhưng việc xử lý ra hoa trong mùa mưa là yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng đối với nhà vườn trồng chanh.


Do vậy, khi xử lý ra hoa bà con nông dân nên áp dụng kết hợp 3 biện pháp là xiết nước, phá lá và phun hỗ trợ các hóa chất. Sau khi thu hoạch (tháng 7 – 8 âm lịch) khoảng 15 ngày: Bà con bón phân cho cây phục hồi (áp dụng cho cây 5 năm tuổi): Bón 1 – 2 kg NPK 20-20-15 + 10 kg phân hữu cơ hoai mục, trộn chung với 20 gr nấm Trichoderma cho một gốc giúp cây phục hồi và ra đọt non tốt, đồng thời giúp tăng độ phì cũng như cải tạo đất, kháng các nấm bệnh gây hại như Fusarium, Phythophthora, Rhizoctonia, Pythium…

Sau đó, tiến hành cắt các đoạn cành đã mang trái, cành già, cành sâu bệnh cho vườn thông thoáng. Quét hoặc phun vôi hay dung dịch Bordeaux lên thân, cành phòng ngừa nấm; đồng thời kết hợp phun thuốc trừ sâu 2 lần (7 ngày/lần) giúp cây phát triển tốt chuẩn bị sức ra hoa.

Bón phân đón ra hoa: Đặc tính của cây chanh là khi nhú đọt sẽ kèm theo hoa, cây cần phải nhờ đến độ già của cơi đọt thì mới ra hoa đạt hiệu quả. Vườn chanh ra đọt non được 1,5 tháng thì bón 500 gr DAP + 500 gr kali. Kết hợp phun 2 – 3 lần bột ra hoa (F.Bo) ướt đều 2 mặt lá, 7 ngày/lần.

Khi đọt lá đủ già (3 tháng), bắt đầu “xiết nước” cho đến khi cây “xào” lá (lá hơi cuốn lại gần giống như bị héo). Thời gian “xiết nước” khoảng 1 – 2 tuần tuỳ điều kiện thời tiết. Sau khi xiết nước thì tưới đẫm lại 3 ngày liên tục. Sau đó tiến hành phun thuốc kích thích ra hoa đồng loạt. Khi tưới nước 2 ngày, cây hơi “tỉnh” lại, chúng ta sử dụng chế phẩm ra hoa C.A.T + F.Bor xịt ướt đều 2 mặt lá, 5 ngày/lần. Hai chế phẩm này có tác dụng giúp hoa bung ra nhanh và mạnh nhưng không gây cháy đọt non.

Phun hóa chất làm rụng lá như: Thioure nồng độ 0,5%, hay thioure nồng độ 0,3% kết hợp với urê nồng độ 4,6%. Nếu số lá rụng quá ít thì cây sẽ ít ra hoa mà chủ yếu là ra đọt non. Nếu lá rụng quá nhiều thì sau khi cây ra hoa đậu trái, số lá còn lại sẽ không đủ sức nuôi trái sau này, cây suy kiệt sẽ dễ nhiễm nấm bệnh và tuổi thọ của cây sẽ giảm.

Ngoài ra, còn cách làm khác để chanh ra trái theo ý muốn cũng rất hiệu quả mà ít làm kiệt sức cây hơn. Đó là xịt Paclobutrazol 10WP với liều lượng khoảng 20 gr pha 8 lít nước sẽ giúp cây ra hoa nghịch mùa rất tốt mà ít làm suy kiệt cây do giữ được bộ lá.

Lưu ý rằng, đối với việc dùng urê hay Paclobutrazol để ức chế tạo độ “sốc” giúp cây dễ ra hoa thì liều lượng phải xác định cho phù hợp với độ tuổi cây, thời tiết, chế độ chăm sóc… Có như vậy thì sự ra hoa mới đạt được như mong muốn. Sau khi lá vàng, rụng tiến hành bón phân NPK với tỷ lệ đạm cao kết hợp tưới nước cho cây ra hoa.

Để kích thích trổ hoa tập trung, nhà vườn trồng chanh thường sử dụng 2,4 D nồng độ 0,01 – 0,03% (tương đương với nồng độ 72 -216 mg 2,4 D trên 1 lít nước) hoặc kết hợp với các sản phẩm có tác dụng kích thích trổ hoa như Thiên Nông hay F94 cùng với phân NPK 10-60-10 (từ 0,2 – 0,5%) nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển hoa.

Tăng tỷ lệ đậu trái bằng cách xịt các loại phân bón có nhiều Calci với Bor như chế phẩm đậu trái C.A.T- giúp cây dễ đậi trái và sau này ít rụng trái non hơn. Thông thường trên cây chanh có 2 – 3 đợt rụng sinh lý, khi ấy bà con dùng HCR xịt cho cây từ 1 – 2 lần cách nhau 7 ngày/lần để giảm bớt hiện tượng rụng trái non.

Tuy nhiên, việc “xiết cây” cho ra hoa trái vụ ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây; do đó đòi hỏi người sử dụng sau đó phải chăm sóc thật tốt cho chanh mau hồi sức, không nên lạm dụng việc phun các hóa chất để làm cho lá rụng, nhất là việc sử dụng 2,4D vì sẽ làm cây suy kiệt rất nhanh.

Việc xử lý ra hoa trên chanh không khó nếu chúng ta áp dụng đúng kỹ thuật và tùy từng điều kiện cụ thể mà nên chọn biện pháp xử lý ra hoa tối ưu cho chanh. Vấn đề đặt ra cho nhà vườn hiện nay là thời điểm nào thích hợp để xử lý ra hoa đúng lúc bán trái được giá nhất, thu lợi nhuận cao.