Pages

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Phương pháp khắc phục Hồng rụng quả

Hồng có hiện tượng rụng quả sinh lý:

ở miền Bắc hiện tượng rụng quả này thường xảy ra vào tháng 5 khi quả hồng vừa to bằng đầu ngón tay. Lúc này quả rụng nhiều nhất, rồi kéo dài, rụng lẻ tẻ cho tưới khi quả gần được thu lại rụng rộ lên một lần nữa.


Hiện tượng rụng quả sinh lý của hồng làm cho số quả rụng chiếm tới 80-90% số quả của cây. Ngoài ra các hiện tượng khác cũng gây rụng quả như cây ra hoa muộn, quả lớn lên vào lúc hạn hán, cây bị sâu bệnh và bị thiếu dinh dưỡng v.v.

Hiện tượng hồng rụng quả chủ yếu do ba nguyên nhân đó là rụng quả sinh lý, rụng quả do cây bị sâu và thiếu dinh dưỡng

Hiện tượng rụng quả sinh lý:

Nguyên nhân gây ra là do cây rụng lá về mùa đông, rồi ra hoa nuôi quả đồng thời với phát sinh và phát triển thân lá, cây phải làm cả hai nhiệm vụ cùng một lúc, chất nuôi cây phân tán, quả không đủ chất nuôi dư­ỡng phải rụng bớt đi, gây ra hiện tượng rụng quả non tập trung. Đến khi quả chín sinh lý, cây cũng phải dồn sức để nuôi quả, một số quả cũng phải rụng đi, để cây đủ sức nuôi số quả còn lại và duy trì sự sống bản thân .

Nếu cây năm trước mà xanh tốt thì hiện tư­ợng này ở giai đoạn đầu và ở giai đoạn gần thu sẽ giảm đi. Ta cũng có thể khắc phục bằng cách phun thuốc kích thích đậu quả, tỉa bỏ các cành già, các cành bị sâu bệnh, các cành tược, cành chui vào trong tán, thụ phấn bổ khuyết bằng cách hái hoa thu lấy phấn rồi trộn thêm bột gạo mịn mà thoa lên đầu nhụy cái. Nhưng việc phun thuốc kích thích và thụ phấn bổ khuyết chỉ có kết quả khi cây hồng sung sức, khỏe mạnh, được bón phân đủ hằng năm và chăm sóc chu đáo. Nếu không thì cây sẽ cho nhiều quả, nhưng quả nhỏ và hại cây về năm sau

Rụng quả do sâu bệnh: Nói chung hồng rất ít sâu bệnh. Sâu đục cành chủ yếu là sâu non của xén tóc sâu non của sâu đục thân Cossidae và Tepilop-tera… Phòng trị bằng cách lần theo vết phân sâu thải ra nh­ư mùn cưa mà dùng dây thép chọc cho sâu chết hoặc nhỏ thuốc vào lỗ rồi vít kín lại bằng đất sét.

Những cành nào bị sâu phá nặng cần cưa bỏ, rồi ngâm xuống ao cho sâu chết mới đem làm củi. Ngoài sâu đục cành còn có sâu đục quả là sâu non của loài bướm Kakivoria flavofasciata. Trứng được sâu đẻ vào tai hồng, khi nở sâu con chui vào đục và làm rụng quả. Nếu thấy thì phải nhặt quả rụng mà chôn đi để tránh sâu hóa bướm lại đẻ trứng và tiếp tục gây hại. Sâu phá nặng có thể dùng thuốc.

Rụng quả do thiếu dinh dưỡng: ở ta, bà con có tập quán không bón phân lót cho hồng và cũng chẳng bao giờ bón thúc. Đặc biệt là ở miền núi.

Nhưng do hồng cho thu hoạch lâu năm nên với những cây cha quá già cỗi, bây giờ ta khắc phục nhược điểm này vẫn chưa muộn, bằng cách, hằng năm cứ vào mùa cây rụng lá, ta đào 1/3-1/2 chu vi tán cây, tán phủ tới đâu đào tưới đó thành rãnh, sâu 25-30 cm, rộng 25-30 cm, rồi bón vào đó 30-50 kg phân hữu cơ tốt, ủ hoai, rồi tưới nước và lấp đi, giúp cho cây có đủ dinh dưỡng để nuôi cả quả và thân cành năm sau.

Ở Triều Tiên người ta bón phân cho hồng như sau:

– Cây dưới 5-6 tuổi thì bón 5 kg N + 20 kg P2O và 30 kg K2O cho một héc ta.

– Cây 5-10 tuổi cho 5-6 tấn quả/ha thì bón 100 kg N + 60 kg P2O và 80 kg K2O

– Cây 15 tuổi trở lên cho 20 tấn/ha bón 265 kg N + 120 kg P2O và 160 kg K2O đào rãnh như bón phân hữu cơ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét