Chuối cấy mô

Kỹ thuật cây giống mới

Chuối Tiêu hông

Giống cây mang lại hiệu quả kinh tế cao

Chuối giống

Chuối giống chất lượng chống sâu bệnh hiệu quả

Pages

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Cách trồng cây bơ từ hạt vừa lấy quả, vừa làm cảnh

Lấy hạt làm giống bằng cách bổ đôi quả bơ và nhẹ nhàng tách lấy hạt bên trong. Sau khi có hạt, bạn cũng cần phải xác định rõ chiều trên và chiều dưới của nó. Cụ thể thì chiều trên là đầu gần với núm quả bơ, còn chiều dưới là đầu còn lại.


Ngâm hạt bơ vào một cốc nước, lưu ý là nước chỉ tiếp xúc với phần dưới đến khoảng nửa hạt thôi nhé. Việc xiên 3 chiếc que ở bước 1 một phần cũng nhằm mục đích giữ cho hạt cố định khi ngâm trong cốc nước.
Sau đó, bạn để cốc nước ngâm hạt bơ ở nơi thoáng đãng và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chu kỳ cứ 5 ngày thì thay nước một lần. Bằng cách trồng cây bơ từ hạt như thế, mầm rễ màu trắng sẽ nhanh chóng xuất hiện.

ếu hạt bơ của bạn là một hạt giống tốt thì chỉ sau 2 – 4 tuần, hạt sẽ bắt đầu nứt và nhú ra mầm cây. Còn nếu chất lượng hạt không tốt lắm thì có thể bạn sẽ phải chờ đợi tới tận 8 tuần mới thấy được mầm cây mọc lên.
Đợi cho đến khi thân cây bơ đã phát triển đến khoảng 15 cm thì bạn tiến hành cắt ngắn còn khoảng 8 cm để kích thích cây tăng trưởng nhanh hơn nữa.
Sau khi cắt, cây sẽ tiếp tục nảy mầm và phát triển. Đến khi độ dài của cây trở lại 15 cm thì đó là lúc thích hợp nhất để bạn chuyển cây ra trồng vào đất.
Bạn có thể mang cây giống nảy từ hạt ra trồng ngoài vườn, hoặc cũng có thể trồng trong một chiếc chậu có đường kính khoảng 20 -30 cm chứa đất mùn dinh dưỡng. Lưu ý là nhớ tưới nước hằng ngày lúc trời mát cho cây có đủ độ ẩm để phát triển nhé.

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Kỹ thuật trồng cây đu đủ cho năng suất cao

Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi nhiều nơi. Trồng xen cây lâu năm hoặc trồng thành vườn chuyên. Đu đủ cho năng suất rất cao, làm tăng thu nhập kinh tế gia đình của người trồng đu đủ.


1. Khí hậu:

Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa 100mm/tháng, không bị che bóng mát.

Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ, khi nhiệt độ cao (30-35oC) hoặc ẩm độ cao, lượng mưa nhiều (250 - 300 mm/tháng) cây sẽ sinh trưởng kém, không hoặc ít đậu trái.

2. Đất đai:

Đất không hoặc ít phèn. Tốt nhất, pH từ 5,5 - 6,5. Đất tơi xốp, dễ thoát nước. Nếu có lên mương líp, nên giữ mực nước trong mương  với độ sâu 50-60 cm cách mặt líp.

3. Thời vụ:

Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy có mùa ít hoặc không đậu trái. Do vậy, để trồng đu đủ đạt năng suất cao, trái đẹp, hạn chế sâu bệnh, có thể bố trí trồng đu đủ vào các vụ sau:

- Vùng đất chủ động tưới tiêu, trồng đu đủ vào mùa mưa (tháng 7 - tháng 8 dl)

- Vùng đất kém chủ động nước (vùng bị ảnh hưởng của nước lũ) trồng sau khi nước rút. Khi trồng, cây con phải đạt từ 20 -30 ngày tuổi.

4. Giống:

Trong tỉnh An Giang, đu đủ được trồng nhiều loại giống khác nhau nhưng phổ biến nhất là giống Hong Kong da bông và Đài Loan tím.

- Giống Hong Kong da bông: Cho năng suất cao, trọng lượng trái trung bình từ 2,5 - 3 kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và các bệnh do Virus. Thịt trái có màu vàng, hàm lượng đường từ 9 -10%.

- Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1.2 - 1.5 kg. Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10 -11%. Cây dễ bị nhện đỏ và các bệnh do Virus, nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu.

Ngoài ra còn có một số giống nhập nội hiện đang trồng trong tỉnh An Giang như:

- Giống EKSOTIKA: Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp, hàm lượng đường 13 - 14%, trọng lượng trái 500g - 1kg.

- Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn, thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15 - 17%, trọng lượng trái  300 - 500g

5. Chọn và xử lý hạt:

- Chọn hạt: Từ trái thon dài, phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, trái phải đủ độ già trên cây, chỉ lấy những hạt ở giữa trái và chìm trong nước.

- Xử lý hạt: Chà tróc vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước nóng 50 -550C (3 sôi 2 lạnh) khoảng 10 phút. Sau đó tiếp tục ngâm trong nước lã khoảng 2 giờ.

6. Ươm cây con:

- Hạt sau khi xử lý, được ươm trên líp. Mặt líp có trộn tro trấu. Khoảng 5-10 ngày, hạt sẽ nẩy mầm. Khi cây cao khoảng 4 - 6cm, cấy vào bầu. Nên chọn cây khỏe mạnh, kích thước trung bình, rễ chùm nhiều. Kích thước bầu 6-10cm.

- Đất làm bầu: 1/3 lớp đất mặt xốp, 1/3 tro trấu và 1/3 phân chuồng. Cây con trong bầu được 2 - 4 tuần có thể đem trồng.

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Kỹ thuật chống nứt vỏ quả vải thiều hiệu quả

Thời tiết mưa, nắng xen kẽ như hiện nay, vải thiều rất dễ bị nứt vỏ, thối quả, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Nắng mưa xen kẽ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh sương mai, thán thư phát sinh, gây hại mạnh làm cho quả vải thối, mã xấu.


Để khắc phục tình trạng này, bà Đỗ Thị Luyến, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang) khuyến cáo các chủ vườn cần thu hoạch ngay những loạt quả chín.

Đối với những vườn vải quả còn xanh (từ 10-15 ngày nữa mới được thu hoạch), chủ vườn cần thường xuyên theo dõi, khi phát hiện bệnh sử dụng ngay một trong số các loại thuốc hóa học sau: Carbendazim, Difenocanazole, Tebuconazo, Carmanthai 80wp hỗn hợp… phun theo hướng dẫn trên bao bì. Chú ý, những vườn vải đã chín nếu bị bệnh không được phun thuốc.

Những vườn vải trồng ở vùng trũng cần tạo rãnh, khơi thông mương máng để thoát nước vào ngày mưa. Đối với vườn vải khô hạn, chủ vườn chú ý thường xuyên duy trì độ ẩm để khi gặp mưa vải sẽ không bị nứt đồng loạt. Cắt tỉa bớt quả hoặc dùng giá chống để những chùm vải không bị trĩu sát mặt đất.

Giai đoạn này, tuyệt đối không được bón phân cho cây vải tránh nứt và thối quả do thừa chất dinh dưỡng. Không thu hoạch quả lúc trời quá nắng vì vải sẽ bị khô, héo, màu thâm và giảm chất lượng cũng như giá trị kinh tế.

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Trồng khoai tây cực đơn giản

Khoai tây phát triển rất dễ dàng, thậm chí trong những không gian nhỏ và các loại chậu/thùng… Hơn nữa, bạn có thể biến chế biến vô số món ăn với khoai tây, từ những món salad cho đến món ăn vặt.

Khoai tây cần một nơi đủ ánh sáng, thoáng mát với đất trồng giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, độ ẩm thích hợp. Năng suất của khoai tây có thể cải thiện nhờ các chất hữu cơ phân hủy, ví dụ như phân vườn.




Khoai tây thường được trồng bằng củ khi đã lên mầm được 2- 3 cm. Khi trồng, vùi sâu củ khoai tây giống vào đất từ 10 – 15cm và phủ một lớp đất khoảng 2 – 3 cm kín các mầm cây. Tạo khoảng cách rộng rãi để cây phát triển được thoải mái.

Luôn giữ cho cây đủ nước, nhỏ có thường xuyên và tiếp thêm đất khi cần thiết.

Các bước thực hiện:
khoai tây - phân trùn quế

Bước 1: Thúc củ lên mầm.

Đặt các củ khoai tây giống vào một chiếc khay, để ở nơi thoáng mát, tạo điều kiện cho chúng nảy mầm.

Khi củ lên mầm dài 2 – 3 cm đem đi trồng.

khoai tây - phân trùn quế

Bước 2: Trồng khoai tây trong chậu/thùng to

– Tạo các lỗ thoát nước cho chậu/thùng dùng để trồng cây.

– Đổ đất hữu cơ đầy 1/3 thùng. Đặt khoảng 4 – 5 củ khoai giống lên bề mặt đất, hướng các mầm lên trên. Phủ một lớp phân trùn quế khoảng 5 cm bên trên và tưới nước.

khoai tây - phân trùn quế

Bước 3: Đổ thêm đất lên cây khoai tây khi chúng lớn

Thêm phân trùn quế xung quanh các cây trong chậu khi chúng lớn cho đến khi đầy thùng. Bước này được gọi là “tiếp đất”, thúc đẩy cây hình thành nhiều củ hơn và có sức chống trọi với sương và lạnh.

khoai tây - phân trùn quế

Bước 4: Tưới nước thường xuyên

Khi cây khoai tây lớn, um tùm lá và phát triển củ cần nhiều nước để tạo ra một vụ thu hoạch tốt.

Tươi nước cho các chậu khoai tây thường xuyên và không bao giờ để chúng bị khô.



Bước 5: Thu hoạch

Thời điểm cây ra hoa là chúng đã sẵn sàng để bạn thu hoạch.

Rỡ các cây bằng tay hoặc xẻng rồi đổ toàn bộ đất trong thùng ra, gom các củ khoai giống lại.



Vụ khoai tây sớm thường cho thu hoạch vào đầu mùa hè. Trước khi thu hoạch, bạn có thể cào một ít đất để xem củ khoai đã đủ lớn hay chưa. Chính vụ sẽ sẵn sàng thu hoạch vào giữa mùa hè và trái vụ thu hoạch bắt đầu từ cuối mùa hè sang mùa thu.

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Kinh nghiệm trồng bưởi năm roi

Kỹ thuật làm vườn: Đắp mô trồng cây có chiều cao 4cm, bề ngang 1m, nên chọn lớp đất mặt của ruộng trồng các loại đậu để đắp mô. Chia vườn ra từng líp, mỗi líp có bề ngang 7m, trồng cây theo hàng đôi, mỗi nhánh cách nhau 4m, hàng cách nhau 5m.


Bón phân: Năm thứ nhất và thứ hai có trồng xen đậu, dưa leo nên tận dụng nguồn phân bón cho các loại hoa màu này để nuôi bưởi. Qua năm thứ 3, rải 0,5kg phân 16-16-8 cộng với 0,5kg urê/cây/năm chia đều nửa tháng rải 1 lần. Qua năm thứ 4 trở đi rải 700g 16-16-8 cộng với 700kg urê/cây/năm, chia làm 3 lần rải chính và nhiều lần rải phụ. Các lần rải chính cụ thể như: lần 1 vào thời điểm sau khi thu hoạch (tháng giêng) rải 100g, lần 2 vào lúc trước khi cây ra hoa (tháng 3 Âm lịch) rải 500g và lần 3 rải 200g sau khi đậu trái (tháng 5 Âm lịch).

Nước tưới: Mùa mưa không tưới cho vườn cây, vào mùa nắng tưới 4-5 ngày/1 lần. Đến thời điểm giữa tháng giêng thì ngưng nước, tiến hành xiết nước để lá hơi xáo lại, tưới đẫm 3 ngày rồi rải phân (lần 2). Năm ngày đầu sau xiết nước, tiến hành tưới mỗi ngày 1 lần, sau đó cách 3-4 ngày/lần... đến khi cây ra bông thì tưới nước để đủ ẩm, vườn không bị khô nứt.

Phòng trừ sâu bệnh: Vào tháng 3-4, cây ra lá non, phun thuốc trừ sâu vẽ bùa, rệp sáp, sau đó theo dõi thường xuyên tình trạng cây để ứng phó kịp thời.

Về cỏ trong vườn thì tiến hành làm 1 năm 2 lần trước mùa mưa và sau mùa mưa.

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Giống táo tây đỏ

Cây táo tây cao khoảng 3–12 m, tán rộng và rậm. Đến thu cây rụng lá. Lá táo tây đỏ hình bầu dục, rộng 3–6 cm, dài 5–12 cm; đầu lá thắt nhọn với cuống lá (petiole) khoảng 2–5 cm. Rìa lá dạng răng cưa.



Hoa táo nở vào mùa xuân cùng lúc khi mầm lá nhú. Hoa sắc trắng, có khi pha chút màu hồng rồi phai dần. Hoa có năm cánh, đường kính 2,5-3,5 cm. Trái chín vào mùa thu và thường có đường kính cỡ 5–9 cm. Ruột táo bổ ra có năm "múi" (carpel) chia thành ngôi sao năm cánh. Mỗi múi có 1-3 hột.Cây táo tây sẽ rất lớn nếu được trồng từ hạt giống, nhưng sẽ nhỏ hơn nếu được trồng theo phương pháp ghép lên rễ (gốc ghép). Hiện có hơn 7500 giống táo, dẫn đến một loạt các đặc tính mong muốn. Giống táo tây khác nhau được phối giống cho thị hiếu khác nhau và sử dụng khác nhau, bao gồm nấu ăn, sản xuất nguyên liệu nấu ăn và làm rượu táo. Táo tây đỏ thường được nhân giống bằng phương pháp ghép, mặc dù táo hoang dã vẫn mọc dễ dàng từ hạt giống Táo thường được ăn sống, nhưng cũng có thể được chế biến thành nhiều thực phẩm khác (đặc biệt là các món tráng miệng) và thức uống.
Nhiều hiệu ứng sức khỏe có lợi được cho là kết quả từ việc ăn táo. Tuy nhiên, có hai hình thức của bệnh dị ứng được cho là vì hai loại protein khác nhau được tìm thấy trong táo.

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Cách trồng nho cho năng suất cao

Nho Ninh Thuận nổi tiếng với vị ngọt thanh khiết và giá cả hợp với xu hướng người tiêu dùng. Nho Ninh Thuận được nhiều người ưa chuộng như vậy là nhờ có các tính chất, chất lượng đặc thù, khác biệt so với các loại nho khác.


Đặc trưng của nho Ninh thuận là vỏ dày, vị rôn rốt (hơi chua) và có hạt. (Nếu ăn nho không có hạt, vỏ bóng, mọng, ngọt “sắt” có thể đó là nho Trung Quốc).
Nho Ninh Thuận có rất nhiều loại khách nhau, trong đó có hai giống nho ăn tươi chính là nho đỏ và nho xanh.
Nho đỏ Ninh thuận có dạng hình cầu, vỏ quả bóng, rất mỏng, quả chín có màu đỏ tươi đến đỏ đậm, có vị ngọt hài hoà với vị chua nhẹ. Trọng lượng quả từ 4,57 - 5,92g/quả, dài từ 18,23 - 21,21mm, rộng từ 17,27 - 19,44mm, trọng lượng chùm từ 166,84 - 254,13g/chùm.

Giống nho đỏ đã được trồng từ rất lâu tại Ninh Thuận

Giống nho đỏ đã được trồng từ rất lâu tại Ninh Thuận
Các bạn mua cây giống nho ninh thuận xem đường link sau đây
​​​​​​​http://giongcaytrong.org/giong-cay-nho/giong-nho-ninh-thuan.html

Nho xanh có dạng hình Oval, vỏ quả có màu xanh vàng nhạt, thịt quả trong, hơi mềm, có vị ngọt đậm đà, chua rất nhẹ, ít chát. Trọng lượng quả từ 5,53 - 6,91g/quả, dài từ 21,64 - 27,21, rộng từ 16,22 - 19,4mm, trọng lượng chùm từ 206,86 - 400,85g/chùm.

Nho Ninh Thuận trồng theo tiêu chuẩn VietGAP
Nho Ninh Thuận trồng theo tiêu chuẩn VietGAP

Ngoài ra, hiện nay Ninh Thuận cũng đang tập trung phát triển nhiều giống nho nhập ngoại khác, trong đó có giống nho đen nhập từ Thái Lan, Black Queen. Đây là một giống nho nổi trội được nhiều địa phương đang thử nghiệm, với những ưu điểm như chống chịu sâu bệnh tốt, chùm to, trái lớn, năng suất đạt khoảng 16,4 tấn/năm.



2. Giá trị dinh dưỡng và công dụng từ trái nho.
Từ lâu  nho đã được chứng minh là một loại quả chứa nhiều chất bổ có lợi cho sức khỏe như: Tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, tốt cho tim mạch, có tác dụng thải độc tố... Trái nho chứa khoảng 65 - 85% nước, 10 - 33% đường (glucose và fructose), phlobaphene, axit galic, axit silicic, quercetine, anin, glucosides, mono delphinidin và delphinidin, axit hoa quả, axit phosphoric, salicilic, axit chanh, axit formic, axit oxalic, pectin, hợp chất tanin, muối kali, magiê, canxi, mangan, coban, sắt và vitamin B1, B2, B6, B12, A, C, P, PP, K, axit folic và các enzime.
Thịt quả nho.

Cứ 100g thịt quả nho sẽ cho 71 calo, 10 - 12g đường dễ hấp thụ, 11mg vitamin C (18% nhu cầu hàng ngày). Nếu chỉ nhằm cung cấp sinh tố C từ nho thì mỗi ngày phải ăn khoảng 500g.
Thịt quả nho ăn dễ tiêu, giải khát, thông tiểu và lợi mật. Trong quả nho có chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể, chống lại sự hình thành các gốc tự do.
Vì vậy ăn nho giúp con người trẻ lâu, làm giảm nếp nhăn, tăng sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các loại virus. Ngoài ra trong quả nho còn chứa nhiều đường gluco và fructose dễ hấp thụ, các vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Kĩ thuật trồng bưởi hoàng năng suất cao

I Tiêu chuẩn giống trồng (Kĩ thuật trồng bưởi hoàng)
Cây giống phải được nhân từ cây mẹ đầu dòng tuyển chọn và phải đạt tiêu chuẩn ngành 10 TCN - 2001, cụ thể: cây giống sản xuất bằng phương pháp ghép phải được tạo hình cơ bản trong vườn ươm, có ít nhất 2 cành cấp 1 và không nhiều quá 3 cành. Đường kính cành ghép cách điểm ghép đạt từ 0,5 - 0,7 cm; dài từ 50 cm trở lên; có bộ lá xanh tốt, không sâu, bệnh.

II  Chọn đất trồng và chuẩn bị đất trồng (Kĩ thuật trồng bưởi hoàng)
* Chọn đất: có tầng dầy từ 1 m trở lên, kết cấu xốp để giữ mầu, và thoát nước tốt, giàu mùn. Độ dốc của đất từ 3 - 200 (tốt nhất là 3 - 80 ).   
* Chuẩn bị đất trồng
Bao gồm: phát quang, san mặt bằng; thiết kế vườn trồng; đào hố; bón phân lót và lấp hố; các công việc khác như làm đường, mương rãnh tưới tiêu nước,...
   - Phát quang và san ủi mặt bằng
Đối với những đồi rừng chuyển sang trồng cây ăn quả nói chung và trồng bưởi Diễn đều phải phát quang, thậm chí phải đánh bỏ toàn bộ rễ cây rừng và san ủi tạo mặt phẳng tương đối để cho việc thiết kế vườn được dễ dàng. Trừ những nơi đất quá dốc ( từ khoảng 100 trở lên ) sẽ áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, nghĩa là chỉ phát quang, dãy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề sau đó thiết kế và đào hố trồng cây, còn ở những nơi đất không quá dốc hoặc bằng, sau khi phát quang, san ủi sơ bộ có thể dùng cày máy hoặc cày trâu cày bừa một lượt để vừa sạch cỏ vừa tạo cho bề mặt vườn tơi xốp ngăn được sự bốc hơi nước của vườn sau khi bị phát quang.
Đối với các loại đất chuyển đổi khác sang trồng bưởi Diễn cũng cần phải dọn sạch  và tạo lại mặt bằng trước khi thiết kế.
   - Thiết kế vườn trồng
+ Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng một cách phù hợp. Đối với đất bằng hoặc có độ dốc từ 3 - 50 nên bố trí cây theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu). Đất có độ dốc từ 5 - 100 phải trồng cây theo đường đồng mức, khoảng cách của hàng cây là khoảng cách của đường đồng mức. Ở độ dốc 8 - 100  nên thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang đơn giản, dưới 80 có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trên 100 phải thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố.
+ Đối với vườn diện tích nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường giao thông, song với diện tích lớn hơn thậm chí tới 5 - 10 ha cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên, xuống và đường liên đồi. Độ dốc của đường lên đồi không quá 100.
+ Bố trí mật độ, khoảng cách
Mật độ trồng phụ thuộc vào và khả năng đầu tư thâm canh. Thông thường đối với bưởi Diễn trồng với khoảng cách 5 m x 4 m (tương ứng với 500 cây/ ha).  Đối với những vùng đất tốt hoặc có điều kiện đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp đốn tỉa hàng năm có thể bố trí mật độ dày hơn (600 cây/ha). 
Ở những vùng đất dốc, hàng cây được bố trí theo đường đồng mức và khoảng cách giữa 2 đường đồng mức là khoảng cách giữa 2 hình chiếu của cây. Khoảng cách cây được xác định như nhau trên cùng một đường đồng mức, đường đồng mức dài hơn thì có số cây nhiều hơn.
    - Đào hố trồng và bón lót 
+ Kích thước hố rộng  0,8 - 1 m sâu 0,8 - 1 m. Đất xấu cần đào rộng hơn.
+ Bón phân lót cho 1 hố: 
Bót lót cho mỗi hố 30 - 50 kg phân chuồng hoai (hoặc 5 - 7 kg phân vi sinh) + 1 kg supelân + bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp (từ 6 - 6,5). Toàn bộ lượng phân lót trên được trộn đều với tầng đất mặt và lấp hố. Lượng đất lấp hố cao hơn bề mặt hố từ 7 - 10 cm, dùng cọc thiết kế vườn đánh dấu tâm hố. Hố cần phải chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng.

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Hiệp Hòa trồng bưởi lãi 25 triệu đồng/sào

Ông Nguyễn Văn Đê, Chủ tịch Hội Nông dân xã nhẩm tính, 1 sào bưởi trồng được khoảng 30 cây, mỗi cây cho trung bình 50 quả (cây từ 3 năm trở lên), giá bán 25 - 30 nghìn đồng/quả, doanh thu đạt từ 30 - 35 triệu đồng/sào/năm.



Hiệp Hòa trồng bưởi lãi 25 triệu đồng một sào
Sau nhiều năm cây bưởi cho giá trị kinh tế hơn nhiều so với trồng lúa và một số loại cây trồng khác, giai đoạn 2015-2020, Huyện ủy Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã ban hành nghị quyết trồng bưởi trên một số diện tích chân vàn cao cấy lúa, trồng màu nhằm tăng thu nhập cho người dân. Thời điểm này ở xã Lương Phong, những vườn bưởi đã ra quả non sai lúc lỉu. Ông Nguyễn Trung Đọc, thôn Vân An cho biết: “Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, bưởi có giá cao hơn hẳn so với những năm trước. Đầu vụ 25 nghìn đồng/quả, về sau 30 nghìn đồng/quả nên với hơn một mẫu bưởi, gia đình tôi thu được hơn 100 triệu đồng”. Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Bẩy, thôn Sơn Quả 3 cũng thu được hơn 70 triệu đồng tiền bưởi. Thương nhân về tận nơi thu mua, nhiều thời điểm ông không đủ cung cấp theo nhu cầu. Diện tích trồng tập trung khoảng 100ha nên cứ khoảng đầu tháng 12 dương lịch hằng năm, thương nhân ở Hà Nội, Thái Nguyên lại tụ hội về Lương Phong để chọn, đặt hàng. Ông Nguyễn Văn Đê, Chủ tịch Hội Nông dân xã nhẩm tính, 1 sào bưởi trồng được khoảng 30 cây, mỗi cây cho trung bình 50 quả (cây từ 3 năm trở lên), giá bán 25 - 30 nghìn đồng/quả, doanh thu đạt từ 30 - 35 triệu đồng/sào/năm, sau khi trừ chi phí lãi 25 triệu đồng. Trong khi đó, nếu cấy lúa chỉ thu lãi hơn 1 triệu đồng/sào/năm. Như vậy, trồng bưởi lãi gấp hơn 20 lần so với cấy lúa. Cùng chung niềm vui với bà con xã Lương Phong, nhiều hộ tại các xã Ngọc Sơn, Xuân Cẩm, Hùng Sơn cũng thu nhập cao từ trồng bưởi. Do hiệu quả kinh tế từ bưởi mang lại khá cao nên người dân nơi đây ham làm vườn, tỷ mỉ chăm sóc cây; tỉa cành, dọn vệ sinh vườn tược. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn huyện, vụ bưởi vừa qua, các hộ trồng bưởi có một năm trúng lớn, hộ trồng ít thu vài chục triệu, hộ trồng nhiều thu hàng trăm triệu đồng. Theo Phòng NN-PTNT huyện Hiệp Hòa, toàn huyện có gần 200ha bưởi Diễn. Những năm qua, nhằm góp phần thúc đẩy mở rộng diện tích cây trồng này, đơn vị chuyên môn của huyện, Sở NN-PTNT, Học viện Nông nghiệp VN phối hợp tổ chức bình tuyển cây đầu dòng; xây dựng mô hình sản xuất theo quy trình an toàn tại xã Lương Phong; xây dựng nhãn hiệu tập thể bưởi Lương Phong; tổ chức nhiều đợt tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc bưởi, hỗ trợ một phần giá giống cho nông dân khi trồng bưởi
Trước hiệu quả kinh tế mà cây bưởi đem lại cộng với điều kiện địa bàn có diện tích chân vàn cao lớn, Huyện ủy Hiệp Hòa ban hành Nghị quyết chuyên đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2015-2020, trong đó chú trọng trồng bưởi trên diện tích cấy lúa, trồng màu kém hiệu quả. Theo đó xác định, trước mắt cải thiện, nâng cao chất lượng gần 200ha bưởi hiện có trong toàn huyện; đến năm 2020 phấn đấu trồng mới 130ha bưởi. Phòng NN-PTNT huyện đang phối hợp với đơn vị tư vấn lập quy hoạch; xây dựng cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển cây ăn quả; tạo điều kiện cho người dân chuyển đất vườn tạp, đồi cao, đất cấy lúa một vụ không ăn chắc sang trồng bưởi; xây dựng vùng sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh nông sản; tạo lập chứng nhận nhãn hiệu tập thể bưởi Hiệp Hòa. Đồng hành với đơn vị chuyên môn, Hội Nông dân huyện vừa triển khai đề án mở rộng diện tích trồng bưởi trên chân đất trồng lạc tại xã Châu Minh, Xuân Cẩm với quy mô gần 20 ha để từng bước nhân rộng. Tham gia mô hình, nông dân phải thực hiện dồn đổi, bảo đảm đủ diện tích 3 sào, được hỗ trợ một phần giá giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Tổng kinh phí đề án hơn 200 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện. Tuy lợi nhuận mà bưởi mang lại khá cao nhưng điều đáng ngại hiện nay là nhiều hộ chưa chú trọng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăm sóc nên chất lượng sản phẩm không đồng đều. Đơn cử như vụ bưởi vừa qua, nhiều hộ tại xã Lương Phong phải loại bỏ một phần quả do quả quá to, khô, vị không ngọt. Nhằm khắc phục hạn chế này, tổ chức đoàn thể tại xã Lương Phong đã tổ chức đoàn thăm quan, học tập kinh nghiệm tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang); đồng thời mời những người giỏi làm vườn ở Lục Ngạn về tận địa bàn, ăn ở với gia chủ để hướng dẫn người dân chăm sóc theo hình thức “cầm tay chỉ việc” để lấy lại chất lượng bưởi Lương Phong; phối hợp với đơn vị cung ứng phân bón lựa chọn công thức bón phù hợp

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

2 năm liên tiếp dân Đông Triều phải "nhịn" ăn vải?

Đã 2 mùa vải liên tiếp, người dân Bình Khê – vựa vải lớn nhất của thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) – đối diện với thực trạng mất mùa. Cảnh những chiếc xe tải ùn ùn đến Bình Khê “ăn” vải, thu hoạch 2.500 - 3.000 tấn, doanh thu trên dưới 20 tỷ đồng/năm... trước đây đã không còn nữa.


Dưới gốc vải xanh um lá, chị Nguyễn Thị Ngân (thôn Đồng Đò, xã Bình Khê) đang ngồi nhặt rau, chuẩn bị cho bữa trưa. Khi biết chúng tôi hỏi thăm về vụ vải năm nay, chị Ngân thở dài sườn sượt nói: “Đấy, các chú xem, đến thời điểm này cây vải phải có quả non rồi, thế mà giờ chỉ lác đác một số cây có hoa, còn lại thì bao công chăm bón chỉ nuôi tốt lá!”.

Đã hơn 20 năm trồng vải, từ ban đầu chỉ có 15 cây, rồi mỗi năm lại tăng thêm một ít, đến giờ là hơn 200 gốc, chưa bao giờ vợ chồng chị Ngân nghĩ đến chuyện bỏ cây vải để trồng cây khác. Nhưng qua 2 mùa vải liên tiếp mất mùa, những ngày gần đây anh Hiến (chồng chị Ngân) lụi hụi đào những gốc vải già cỗi, tính chuyển sang trồng na, nhãn.

Cách nhà chị Ngân khoảng 200m là hộ ông Vũ Văn Túc, nhà trồng nhiều vải nhất thôn Đồng Đò. Ông Túc cũng than thở: “Suốt 24 năm trồng vải, chưa thấy năm nào thời tiết bất thường và khắc nghiệt như 2 năm trở lại đây. Ngay từ tháng 6 năm ngoái, chúng tôi đã bón phân tổng hợp, tỉa cành đủ kiểu mà gần 300 cây vải vẫn “điếc” hoa. Trung bình, một gốc vải bón mất 7kg phân tổng hợp, chi phí lên tới gần 50.000 đồng/gốc, chưa kể công chăm sóc. Mọi năm từ 3ha vải, nhà tôi thu 13-14 tấn quả, mang lại cho gia đình từ 150-180 triệu đồng, nhưng năm nay chắc chưa được nổi 1/10” .

Không chỉ có ông Túc, chị Ngân mà năm nay, người dân trồng vải ở Bình Khê đều chung nỗi buồn mất mùa. Ông Phạm Văn Thành - Giám đốc HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Bình Khê cho biết, vụ vải năm 2016, do thời tiết giá rét kéo dài khiến tổng sản lượng vải Bình Khê chưa được 10% so với mọi năm. Năm nay không rét thì lại ấm quá, khiến cho các hộ trồng vải như ngồi trên đống lửa vì tỷ lệ ra hoa trên cây rất thấp, có những vườn vải chỉ toàn màu xanh của lộc.


Theo đánh giá của Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ninh, thực trạng cây vải không thể phân hoá thành mầm hoa, dẫn đến nguy cơ mất mùa cũng xảy ra ở các vùng vải còn lại của thị xã Đông Triều như Tràng Lương, An Sinh, Hồng Thái Đông và Hồng Thái Tây... 

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Lập vườn cây ăn trái trên đỉnh núi Dài thu nửa tỷ đồng

Ông Đào Văn Đua, 74 tuổi là một nông dân đã gắn bó đời mình với núi Dài (Ngọa Long Sơn) từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.


Hơn 40 năm qua, ông vừa có công bảo vệ rừng phòng hộ, vừa trồng cây ăn trái để phát triển kinh tế gia đình tại Ô Vàng (Núi Dài), nay thuộc xã Lê Trì, huyện Tri Tôn, An Giang.

10-24-29_1-vuon-buoi-8-nm-tuoi-tren-nui-di-cu-ong-hi-du
Vườn bưởi 8 năm tuổi trên núi Dài của ông Hai Đua
Ngọa Long Sơn là một dãy núi dài nhất (8.000m) trên vùng Bảy Núi – An Giang, nối liền với ba xã: Châu Lăng, Lương Phi, Lê Trì và thị trấn Ba Chúc. Đây là một dãy núi hoang sơ, huyền bí, nhiều thú dữ và chim muông, ít người lui tới. Nhiều vị cao niên kể lại trước kia bà con lên núi làm rẫy thường bị heo rừng vả lũ khỉ kéo đến phá hoại mùa màng, đáng sợ nhất là rắn rết, muỗi mòng, đỉa vắt. Còn giờ đây, đất rừng đã trở thành đất vườn, quanh năm cây cối xanh tươi, người lên núi ngày càng đông, chòi rẫy bắt đầu mọc lên.

Kể từ năm 1996, được sự hỗ trợ cùa ngành Kiểm lâm, bà con sơn dân đã hưởng ứng chương trình trồng rừng phòng hộ phủ xanh đồi trọc xen lẫn cây ăn trái. Ông Đào Văn Đua (Hai Đua) là một trong những người đầu tiên lên Ô Vàng trồng rừng phòng hộ xen lẫn cây ăn trái như xoài cát, bơ, mít, xoài riêng, cam, quýt, mãng cầu…

Ông Đào Văn Đua giới thiệu cây bưởi da xanh 8 năm tuổi trên Ô Vàng – núi Dài
Đầu tiên ông trồng su su, xà lách xoong, sau đó ông được GS.TS Võ Tòng Xuân hỗ trợ cho ông cây giống xoài riêng và cam dây để trồng thử nghiệm. Sau một thời gian thử nghiệm ông nhận thấy vùng đất nầy thích hợp với cây xoài cát Hòa Lộc và bưởi da xanh. Do vậy ông đã chọn cây xoài và cây bưởi làm cây chủ lực.

Ông cho biết tuy là vùng đất núi khô cằn nhưng nhờ ở độ cao trên 500m nên khí hậu mát mẻ, sương nhiều, thổ nhưỡng thích hợp nên cây cối, hoa màu đều phát triển xanh tươi, hầu như các loài cây có múi chưa bị bệnh vàng lá gân xanh như ở đồng bằng, mặc dù nguồn nước tưới rất khan hiếm.

Tính đến nay trong khu vườn rừng rộng trên 2ha của ông đã có trên 200 cây bưởi da xanh trên 8 năm tuổi đang ra trái; xoài cát Hòa Lộc trên 50 cây, mỗi năm cho 2 tấn trái. Ngoài ra còn có 100 cây quýt hồng và quýt đường; 100 cây cam sành, bơ, vú sữa, mãng cầu…

10-24-29_4-ong-hi-du-thu-hoch-xoi-ct-ho-loc-tren-o-vng-nui-di
Ông Hai Đua thu hoạch xoài cát Hòa Lộc trên Ô Vàng – núi Dài
Ông cho biết sau khi tổng kết, năm 2016 gia đình ông đã thu nhập trên 600 triệu đồng, trừ hết các chi phí còn lời khoảng nửa tỷ bạc. So với miền rừng núi, số tiền đó thật quá lớn đối với người nông dân một nắng hai sương.

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Quy hoạch nông thôn: Phải có tầm nhìn trăm năm

Không thể trông vào các cán bộ địa phương mà phải có tầm nhìn quốc gia để quy hoạch từng vùng nông thôn một.Việc quy hoạch nông thôn của chúng ta rất yếu kém. Anh trọc phú nào cũng mong có miếng đất ở quê, để xây biệt thự hay nhà nghỉ cuối tuần, để hưởng những món ăn sạch và bầu khí quyển trong lành.


  Lộn xộn quy hoạch nông thôn: Phải có tầm nhìn trăm năm

Không thể trông vào các cán bộ địa phương mà phải có tầm nhìn quốc gia để quy hoạch từng vùng nông thôn một.

Việc quy hoạch nông thôn của chúng ta rất yếu kém. Anh trọc phú nào cũng mong có miếng đất ở quê, để xây biệt thự hay nhà nghỉ cuối tuần, để hưởng những món ăn sạch và bầu khí quyển trong lành.

Đất quê vừa rẻ, vừa thoáng đãng. Người quê thì quá nghèo, để đổi đời, chỉ còn cách bán đất đai hương hỏa của ông cha rồi nhao lên thành phố để kiếm sống. Còn người phố lại đổ về quê để được sống. Người quê mang cái nhếch nhác luộm thuộm của làng quê đi “khai hóa” thành phố. Người phố lại khuân sắt thép về bê tông hóa làng quê. Rốt cuộc là hỏng ráo cả!

Ở Nhật, Đức, Pháp tôi đi vùng nông thôn màu sắc rất rõ, đời sống của họ cao lắm, khoảng cách đời sống giữa nông thôn và thành thị không khác nhau mấy nhưng ở ta phải nói là rất lộn xộn.

Tôi cảm giác không hề có bàn tay chỉ huy ở các làng quê, nên cứ mạnh ai nấy làm. Cái mà tôi lo lắng nhất, cũng đã từng bàn trên Báo NNVN cách đây hơn chục năm thì giờ đã thành hiện thực.

Làng quê đang bị ô nhiễm cả về cảnh quan và văn hóa. Theo nhà văn hóa lớn Hữu Ngọc thì ở các làng quê Việt Nam hiện nay, chỉ còn có mỗi Đường Lâm (Hà Nội) là còn giữ được bản sắc.

Đường Lâm ít ô nhiễm vì vùng quê đó nghèo lắm, chẳng có nghề gì ngoài nghề làm tương hay bỏng bẹ. Người dân có muốn xây dựng cũng không có điều kiện để xây. Rồi ông đau đớn kết luận: “May mà chính cái nghèo đã cứu được cả một di sản văn hóa đang bị tan rã”.

Việc xây dựng nông thôn mới là một chủ trương rất đẹp, rất kịp thời của Đảng và Chính phủ. Tất nhiên, xây dựng thế nào cũng là cả một vấn đề. Chúng ta cũng phải thay đổi tư duy. Không thể lấy vẻ đẹp cũ làm “khuôn vàng, thước ngọc” để đo vẻ đẹp mới.

Bây giờ chúng ta ngồi ở phòng lạnh điều hòa nhiệt độ, lại đòi hỏi ở làng quê bà con nông dân cứ phải đập lúa dưới trăng để giữ cho làng quê có vẻ đẹp huyền ảo.

Hay “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo” là câu thơ rất đẹp về làng quê của Nguyễn Khuyến. Nhưng tôi ước mong câu thơ ấy cứ lung linh trong thời đại của cụ Nguyễn Khuyến thôi.

Bây giờ ao thu mà nước cứ “lạnh lẽo trong veo” thì cá không sống được. Tôi mong cái ao của bà con bây giờ cứ đục ngầu lên và cá nhảy như mưa.

Ta cũng phải ghi nhận sự thay đổi rất nhiều của bộ mặt nông thôn bây giờ, đời sống của bà con nông dân cũng nâng lên được một bước. Nhiều vẻ đẹp bây giờ đến cả những người giàu tưởng tượng nhất ngày xưa cũng chẳng dám ước mơ.

Tuy nhiên, bên cạnh cái được, cũng ẩn chứa nhiều hệ lụy không thể không lưu ý. Đó là mối quan hệ giữa con người với con người đang bị rạn nứt. Bệnh vô cảm đang băng hoại cái tình làng nghĩa xóm “tối lửa tắt đèn”.

Việc cải tạo nông thôn, xây dựng nông thôn làm sao quy củ, hiện đại nhưng vẫn phải giữ được bản sắc văn hóa của một làng quê.

Nhưng thế nào là bản sắc văn hóa làng quê? Đây là điều người nông dân cần đến sự chỉ đạo của các nhà quản lý và sự tham mưu của giới khoa học chuyên môn.

Làm sao để Hà Tây (cũ) phải khác Hải Dương, Hải Dương phải khác với Bắc Ninh, Bắc Ninh phải khác với Lạng Sơn.

Bây giờ tất cả cứ na ná nhau, không thể phân biệt được, bởi thế không còn bản sắc nữa. Mà điều đáng ngại là không phải chỉ làng quê mà các thành phố cũng thế.

Như Điện Biên chẳng hạn. Tại sao chúng ta không biến Điện Biên thành một bảo tàng ngoài trời. Đến Điện Biên là ta trở về một vùng đất lịch sử, một vùng chiến trường xưa với một vẻ đẹp nguyên trạng. Như thế, thành phố sẽ thành một địa điểm du lịch, thu hút sự chú ý của nhân dân cả nước và du khách khắp nơi trên thế giới.

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

Trồng chăm sóc xoài Đài Loan

Đặc điểm cây
Ra quả ngay sau năm đầu tiên, không có hiện tượng ra hoa nhiều nhưng không đậu quả như xoài miền Nam. Quả to trọng lượng trung bình đạt 1,0-1,5kg cùi dầy, thịt quả đanh chắc, hạt mỏng, ăn ngọt đậm, đặc biệt ăn xanh cũng ngọt và sức sinh trưởng vượt trội so với các giống xoài khác.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài Đài Loan
Tuy là một loài cây dễ tính có tính thích ứng cao với các điều kiện sinh thái khác nhau. Nhưng trong thời kỳ đầu của sự phát triển nếu chúng ta tạo được điều kiện thuận lợi cho cây con như: Trồng trên đất tơi mục, vị trí trồng tương đối cao, đảm bảo đủ độ ẩm nhưng thoát nước dễ vào mùa mưa thì cây xoài vẫn sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

– Đào hố: Hố có đường kính 80cm, sâu 50-60cm. Khoảng cách các hố tuỳ theo giống, điều kiện đất đai, độ dốc của quả đồi có thể bố trí 5x6m, 7x7m hoặc 8x8m.

– Bón phân: Mỗi hố bón khoảng 20-30kg phân chuồng hoai mục. Đất đồi chua bón thêm 0,5-1,0kg lân và 0,5-1,0kg vôi bột cho mỗi hố. Khi cây phát triển tốt thì bón thúc NPK theo tỷ lệ 10:10:20, bón tăng dần theo hàng năm. Mỗi năm có 2 lần bón phân đáng chú ý là trước khi xoài ra hoa và sau khi thu hoạch quả. Nếu gặp năm sai quả thì có 1 lần bón thúc cho quả.

– Phòng trừ sâu bệnh:
Rầy xanh: Phòng trị bằng cách dùng bẫy đèn khi rầy chưa đẻ trứng, hoặc phun nước xà phòng 5g/l vào lúc cây ra hoa cách 2-4 ngày/lần. Tránh dùng nồng độ cao để không ảnh hưởng đến hoa. Hoặc có thể dùng Bsssa, Mipcin, Applaud, Azodrin, Trebon, Sevin nồng độ 0,15-0,20% để phun 2-3 lần, cách 5-7 ngày/lần.

Rệp sáp, rệp dính, rệp chích hút: nhựa ở lộc non, các nhánh và cuống quả xoài. Đây cũng là hai loại rệp sáp chích hút trên cam quýt. Dùng Supracid 0,1%, Dimecron, Bi58, Hostathion với nồng độ 0,2% hoặc Polysulfua canxi 0,50bômê để phun.
Sâu đục thân, đục cành: Phòng trừ, tránh tạo vết thương cơ giới trên cây nhơ cách dùng dao băm gốc kích thích cây ra hoa; Dùng bẫy đèn để diệt sâu trưởng thành; Tiêm vào lỗ đục các loại thuốc có tính xông hơi mạnh như Methyl parathion, Thiodan, Diazinon,… và bịt các lỗ đục bằng đất sét để diệt sâu non. Cần phát hiện các cành non bị sâu đục và đẻ trứng, cắt bỏ các cành này đem đốt để diệt sâu non ở bên trong.

Ruồi đục quả: Ruồi cái đục vỏ quả đã già, đẻ trứng dưới lớp vỏ. Trứng nở thành sâu non, sâu non ăn thịt quả, gây thối và rụng quả. Phòng trừ bằng cách không để quả chín trên cây; Phun Azodrin 0,1%, Bassa 0,25%, Bi58 0,1% hoặc dùng bả dẫn dụ ruồi như dứa, cam, quýt, chuối chín hay chất Methyleugienol trộn với thuốc sát trùng không có mùi hôi (Furadon, Azodrin, Malattion…) làm bẫy để diệt; Cũng có thể dùng phương pháp bao quả bằng bao gấy cũng ngừa được sự chích hại của ruồi vàng.

3. Thu hoạch:
Tuỳ theo mục đích sử dụng mà có cách hái khác nhau, nếu dùng tại chỗ thì để chín vàng trên cây, quả lúc này đạt chất lượng cao. Nếu phải mang đi xa hoặc xuất khẩu thì phải hái sớm hơn khi quả đã già (vai quả vượt xa đầu núm, quả phồng lên, chiều dày tăng). Nên hái quả vào ngày thời tiết nắng ráo. Cắt quả vào lúc trời râm mát, nếu hái vào ngày mưa khả năng bảo quản và vận chuyển sẽ kém.

Quả hái về cho vào phòng chứa một ngày đêm để quả tiếp tục hô hấp cho “ra mồ hôi” hết, sau đó dùng khăn ướt lau sạch và phân loại. Nếu phải chở đi xa thì cho vào sọt tre hoặc thùng các tông hay thùng gỗ xếp thành từng lớp, tối đa không quá 5 lớp, ở đáy sọt (hay thùng gỗ) lót một lớp rơm hay giấy xốp, giữa các lớp xoài lót thêm lớp giấy mỏng, từng quả cần được bọc thêm lớp gấy mỏng.

Trong quá trình bảo quản và vận chuyển dễ bị bệnh thán thư và thối cuống quả làm cho quả bị thối. Để ngăn ngừa dùng nước nóng 52 độ c trong 15 phút sau đó ngâm thêm 3 phút trong dung dịch 2-4% NaB4O7 rồi vớt. Cũng có thể dùng xe lạnh giữ ở nhiệt độ 5,5-11 độ C, độ ẩm không khí 85-90% thì có thể bảo quản được 4-8 tuần. Sau đó lấy ra, để ở điều kiện nhiệt độ bình thường trong phòng để thúc cho quả chín. Làm như vậy quả giữ được màu sắc và phẩm chất tươi ngon.

Cách phòng trừ ruồi đục quả trên cây thanh long

Ruồi đục quả là loài gây hại lớn cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Ruồi đục quả là loài gây hại lớn cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, là đối tượng kiểm dịch thực vật của nhiều nước như: Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan… trên các loại rau quả tươi. Trong thời gian qua, các nước nhập khẩu quả thanh long đã cảnh báo nhiều về nguy cơ ruồi đục quả trên trái thanh long.
Mới đây Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long và Chi cục BVTV tỉnh Bình Thuận đã phối hợp thực hiện mô hình phòng trừ ruồi đục quả thanh long, tại các địa phương trong tỉnh như: Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình...

Qua 4 tháng thực hiện trên diện tích 159,77 ha, gồm 223 hộ đã tham gia. Phương pháp thực hiện chia làm 2 giai đoạn: Trong mùa mưa (từ tháng 8/2008 đến tháng 11/2008), sử dụng chế phẩm Flykil 95 EC, liều lượng thuốc: 1–2 ml/bẫy (được tẩm vào miếng bông gòn treo trong bẫy), thời gian thay thuốc 2 tuần/lần, số lượng: 20 bẫy/ha.

Trong mùa khô (từ ngày 1/12/2008 đến ngày 31/12/2008), sử dụng chế phẩm Sofri Protein 10 DD để phun dẫn dụ ruồi, thời gian phun: 10 ngày/lần với liều lượng 1–1,2 lít/lần phun/ha. Kết quả báo cáo của Trung tâm nghiên cứu phát triển cây thanh long và Chi cục BVTV cho biết mật độ ruồi đục quả tập trung nhiều ở các khu vực nông dân có tập quán xen canh và đa canh nhiều loại cây rau màu, cây ăn trái như Chợ Lầu (Bắc Bình) với mật độ ruồi đục trái cao tới 183 - 190 con/bẫy, Hàm Liêm 100 con/bẫy, Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc) bình quân 75 con/bẫy. Kết quả sau 6 tuần đặt bẫy thuốc Flykil ở một số nơi, cho thấy mật số ruồi giảm đáng kể. Cụ thể, Hàm Chính giảm hơn 80%, Mương Mán, Hàm Đức giảm gần 60%.

Riêng tại Bắc Bình, sau 3 tháng đặt bẫy đã giảm 95% lượng ruồi đục quả, chỉ còn 6-23 con/bẫy. Địa bàn Phan Thiết (Phong Nẫm, Tiến Lợi) cũng giảm từ 45 con/bẫy còn 5-6 con/bẫy. Tuy nhiên, hạn chế là bẫy thuốc Flykil chỉ diệt được ruồi đực, nên khả năng ruồi cái đã giao phối vẫn có thể tiếp tục gây hại trên vườn. Còn ở mùa khô, trong tháng 12/2008, Chi cục BVTV đã triển khai mô hình phòng trừ ruồi đục quả với chế phẩm Sofri Protein.

Sau 1 tháng triển khai, mật số ruồi đục quả giảm ở Hàm Liêm (44 con/bẫy còn 8 con/bẫy), Phong Nẫm, Tiến Lợi (Phan Thiết) hầu như không có ruồi vào bẫy. Quan sát cảm quan, tạm thời xác định có 3 loài chính vào bẫy: Bactrocera dorsalis, Bactrocera correcta và Bactrocera cucurbitae. Việc sử dụng chế phẩm Sofri Protein để dẫn dụ, tiêu diệt ruồi đục quả tuy mới sử dụng nhưng bước đầu cho thấy có hiệu quả trong việc phòng trừ đối tượng này, mặc dù sản phẩm vẫn có nhiều bất tiện là phụ thuộc vào thời tiết và nguồn cung ứng hàng.

Mô hình "Phòng trống ruồi đục quả trên cây thanh long” triển khai trong thời gian ngắn nhưng bước đầu chứng minh hiệu quả của việc phòng trừ ruồi đục quả và trong công tác phòng trừ, tỷ lệ ruồi đục quả đã giảm hẳn so với trước. Việc sử dụng bẫy dẫn dụ ruồi đục quả có ý nghĩa quan trọng là không để lại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm, đảm bảo mục tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trước những kết quả đạt được từ mô hình, nhiều hộ nông dân trồng thanh long đã quan tâm ứng dụng. Để công tác khống chế ruồi đục quả có hiệu quả cao nhất thì cần phải tiếp tục nhân rộng mô hình này với thời gian từ 2–3 năm và tổ chức trên diện rộng tại các địa bàn trồng thanh long nhằm phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu thanh long của tỉnh Bình Thuận.

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Những sâu bệnh chính hại cây có múi

Phổ biến kiến thức cho bà con về các loại sâu bệnh chính và cách phòng chống sâu bệnh trên các loại cây có múi (cam, quýt, chanh, bưởi).

1. Sâu đục cành
Đặc tính sâu bệnh:
Gây hại khá phổ biến ở một số vùng trồng cam, quýt. Sâu non gây hại trên thân cành, khoét lỗ làm tổ trong cành, khiến cả cành lá bị úa vàng, ngừng sinh trưởng. Khi bị nặng, sâu có thể gây chết cành. Quan sát ở phía ngoài các lỗ đục thấy có phân đùn ra. Sâu non đẫy sức dài khoảng 50 mm, màu vàng ngà. Sâu trưởng thành dạng xén tóc, cơ thể có chiều dài từ 25 – 29 mm, màu xanh đen. Các chân có màu xanh sẫm. Trên đầu có râu dài. Trưởng thành vũ hoá cuối mùa xuân đầu mùa hè, đẻ trứng rải rác vào các nách cành hoặc kẽ nứt trên vỏ thân cây. Sâu non mới nở gặm ăn phần vỏ cây, sau đó khoét các lỗ đục vào trong cành và gây hại. Vòng đời sâu xén tóc đục thân cành thường kéo dài 1 năm, thời gian sâu non gây hại nặng từ tháng 5 – 11.

Cách phòng và trị: Cần tăng cường biện pháp đốn tỉa, tạo cho cây thông thoáng. Quét vôi lên trên thân cây vừa hạn chế nấm bệnh xâm nhập vừa không tạo điều kiện thuận lợi cho sâu đẻ trứng. Chặt bỏ các cành cây có sâu non đang gây hại vào tháng 7 – 8.
2. Sâu vẽ bùa
Đặc tính sâu bệnh:
Sau khi sâu non nở, nó đục vào lá và ăn phần thịt lá dưới lớp biểu bì của mặt lá, tạo thành các đường hầm ngoằn ngoèo. Lá non bị hại kém phát triển, cong queo nên khả năng quang hợp kém, làm cây sinh trưởng chậm. Đặc biệt khi vườn cây ở thời kỳ mới trồng và trong giai đoạn kiến thiết cơ bản thì mức độ tác hại lớn hơn vì làm cho cây còi cọc, chậm lớn.
Cách phòng và trị:
Phòng chống bằng cách theo dõi chặt chẽ các đợt lộc xuất hiện rộ trên vườn quả, đặc biệt các đợt lộc xuân và lộc thu, nhất là các đợt lộc hình thành sau các đợt mưa, sau khi bón phân hoặc sau khi tưới nước. Sử dụng một số loại thuốc như Decis 50EC nồng độ 0,2%, Sumicidin 50EC 0,2%, Polytrin 50EC 0,2%, lượng phun 600 – 800 lít/ha thuốc đã pha. Cần phòng chống sớm, ngay khi độ dài của lộc khoảng 1 – 2 cm hoặc thấy triệu trứng gây hại đầu tiên của sâu.
3. Bệnh vàng lá greening
Đặc tính sâu bệnh: Bệnh gây hại trên tất cả các giống cam, quýt, chanh, bưởi… Mới đầu bệnh hại trên từng cành sau đó lan dần ra cả cây. Lá bị bệnh có mầu vàng loang lổ. Lá nhỏ lại và thường bị lệch tâm. Quả bị bệnh nhỏ, chậm phát triển và cũng bị lệch tâm. Khi bổ quả bị bệnh thường thấy hạt bị lép. Quả từ cây bị bệnh khi chín thường loang lổ màu xanh, vàng xen kẽ. Trong khi quả từ trên các cây không bị bệnh có mầu vàng tươi. Cây bị bệnh nặng thường thấy hiện tượng ra hoa trái vụ. Các cành lá vàng và khô dần cả cành, rồi khô đi. Chính vì thế nhiều nơi gọi bệnh này là hiện tượng cây khô lá vàng. Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra. Bệnh lây lan qua cành chiết và mắt ghép lấy từ cây bị bệnh để nhân giống. Trên đồng ruộng, rầy chổng cánh (Diaphorina citri) là môi giới truyền bệnh từ cây bị bệnh sang cây khoẻ.
Cách phòng và trị: Bệnh này cực kỳ nguy hiểm, khó phòng trừ nên phòng chống bằng cách không nhân giống hoặc trồng mới bằng giống lấy cành chiết và mắt ghép từ các cây đã bị bệnh, hay không biết cây có bị bệnh hay không. Trồng mới bằng giống sạch bệnh mua từ các cơ sở nhân giống cây có múi sạch bệnh. Thường xuyên thăm vườn và đốn tỉa những cây, cành bị vàng lá nghi là nhiễm bệnh vàng lá greening. Phun thuốc trừ rầy chổng cánh môi giới truyền bệnh bằng thuốc hoá học như Trebon 0,1%; Bi 58 là 0,1% và các loại thuốc nội hấp khác. Đặc biệt chú ý phun thuốc trừ rầy ở các đợt lộc như lộc xuân, lộc hè và lộc thu.
4. Bệnh thối rễ, chảy gôm
Đặc tính sâu bệnh: Rễ bị thối cả lông hút và vỏ rễ làm cho cây không hút được nước và phân bón. Rễ bị bệnh nặng làm cho lá cây chuyển màu vàng, sau đó bị rụng. Trên thân, cành xuất hiện các vết nứt và kèm theo hiện tường chảy gôm. Bị bệnh nặng phần vỏ quanh thân, cành bị thối, sau đó mục dần vào phần gỗ. Trên quả cũng bị bệnh với triệu chứng thối nâu và quả bị rụng nhiều. Chồi non cũng bị bệnh và thường gây thối chồi. Trong vườn ươm bệnh phổ biến gây thối rễ và chết cây con. Bệnh do nấm Phytophthora sp. gây ra. Nấm tồn tại trong đất và trên các bộ phận bị hại trên cây. Trời ấm và có nước tự do trên cây và trong đất thuận lợi cho du động bào tử của nấm lây lan và gây bệnh.
Cách phòng và trị: Phòng chống bằng cách sử dụng gốc ghép chống bệnh như gốc cây chấp, gốc chanh Volkameriana, gốc cam đắng, cam ba lá… Xây dựng hệ thống thoát nước và hạn chế nước mưa đọng trên vườn. Tăng cường bón phân hữu cơ để làm giầu vi sinh vật đối kháng (nấm Trichoderma…) nhằm hạn chế sự phát triển của nấm gây bệnh…

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

Kĩ thuật trồng Hồng Giòn không hạt

Giống hồng giòn (có tên Fuyu), nguồn gốc từ Nhật Bản Quả dẹt, hơi vuông, quả khi chín màu vàng cam, thịt quả màu vàng sáng không có hạt.
Cây giống hồng giòn được tạo ra bằng hình thức sử dụng mắt ghép giống hồng giòn nhật bản, ghép trên gốc ghép giống địa phương, cây sinh trưởng phát triển tốt cho nhiều quả, đặc biệt quả khi chín  không cần phải ngâm hoặc giấm như các giống hồng truyền thống và có thể bứt trên cây ăn luôn mà không thấy có vị chát, Đặc biệt giống hồng này không có hạt
Sau đây là những hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc hồng giòn của kỹ sư Đặng Đình Thắng, Viện Bảo vệ thực vật.

Chọn đất:
Ở các tỉnh miền Bắc, những vùng có độ cao trên 300m so với mực nước biển đều có thể trồng hồng được. Nhưng để có quả hồng chất lượng cao, nên trồng hồng ở những vùng có độ cao trên 500m. Đất có tầng canh tác dày 70cm, có mực nước ngầm thấp. Độ pH: 4.5- 6. Nếu đất có độ pH thấp quá, cần dùng vôi để nâng độ pH lên. Vùng trồng nhiều hồng giòn hiện nay tập trung ở Hòa Bình và Sơn La
Thiết kế vườn trồng: Tốt nhất các vườn quả được bố trí cạnh hoặc gần nguồn nước, chủ động nước tưới trong điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nước chống úng trong mùa mưa lũ.
Trồng theo hướng Bắc Nam. Mục đích là để tạo khoảng cách giữa các cây thông thoáng, không bị lấp bóng lẫn nhau, giúp cây quang hợp và cành ngang phát triển tốt.
Thiết lập vườn quả trên đất dốc cần tạo các luống bậc thang rộng 3- 5m theo đường đồng mức.
Trồng với tỷ lệ 1:10 tức một cây hồng chát, bố trí 10 cây hồng không chát.
Sau khi thiết kế vườn trồng xong, tiến hành đào hố để trồng. Với đất vườn, đào hố sâu 50 – 60cm và rộng 60 – 70cm. Với đất đồi, đào hố sâu 60 -80 và rộng 80 -100cm.
Để cây hồng phát triển tốt, trước khi trồng chúng ta cần bón lót cho cây.
 Loại đất Lượng phân bón lót kg/hố
 Phân chuồng Vôi bộtKaliPhân vi sinhUrê
 Đất vườn 30 – 35 0,2 0,2 0,5 -1 0,1
 Đất đồi 35 – 50  0,5 0,2 1 1
Trồng cây:
Thời vụ trồng: tốt nhất là vào tháng 11, 12  dương lịch (thời kỳ cây hồng ngủ nghỉ).
Chọn những cây đạt tiêu chuẩn đem trồng: Sau một năm, gốc ghép có đường kính 1,5 – 2cm và đoạn cành ghép có chiều cao 20-25 cm trở lên.
Trong điều kiện thâm canh trung bình, vườn quả thiết kế cho kiểu tán hình phễu, có thể  lựa chọn :
+ Mật độ trồng 400 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 5 mét đối với đất vườn.
+ Mật độ trồng 500 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 4 mét đối với đất đồi.
Trong điều kiện thâm canh cao, thiết kế vườn quả kiểu tán hình rẻ quạt hoặc kiểu chữ Y có hệ thống dây thép chống đỡ, có thể áp dụng: Mật độ trồng: 800 – 1000 cây/ha (2,5 –  3  x 5m).
Sau khi trồng, tiến hành tưới nước. Để cây không bị lung lay khi gặp mưa gió bão, dùng cọc hoặc que tre nhỏ cắm cố định cây lại. Sử dụng rơm rạ, cây cỏ hoạc các tàn dư thực vật có trong vườn để tủ xung quanh gốc. Mục đích để giữ ẩm, tránh cỏ dại, tránh rửa trôi và tránh xói mòn khi gặp mưa.
Sau trồng một hai năm đầu, cây hồng giòn chưa giao tán, giữa cách hàng cây chúng ta có thể trồng thêm cây họ đậu. Cây rau không những giữ được độ ẩm cho đất, tăng thêm sự màu mỡ mà còn giúp tăng thêm thu nhập cho bà con.
Quản lý vườn quả
Bón phân:
Tuổi câyN (kg/ha)P2O5 (kg/ha)K2O(kg/ha)
Cây dưới 5 tuổi352030
Cây từ 6 -10 tuổi1006080
Cây từ 11 – 20 tuổi200120160
Cây trên 20 tuổi265160210
– Bón lần thứ nhất: 2/3 lượng phân trong năm vào cuối tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
– Bón lần thứ 2: 1/3 lượng phân còn lại vào tháng 7 – 8.
– Cách bón: Bón sâu 5 – 10 cm xung quanh vùng tán cây, bón phân xong lấp lại.
– Phân chuồng: 25 – 30 kg/ cây, bón bổ sung 2 – 3 năm một lần vào cuối mùa đông.
Làm cỏ:
Song song quá trình bón phân chúng ta tiến hành làm cỏ. Chỉ nên làm cỏ ở vị trí trong tán cây, còn vị trí ngoài tán cây nên để cỏ cao 10-15 cm để giữ ẩm, tránh rửa trôi đất. Ngoài ra, những năm lượng mưa xuân ít hoặc khô hạn, để đảm bảo năng suất và chất hồng chúng ta cần tưới đủ ẩm cho cây, nhất là thời kỳ ra hoa và phát lộc.
Đốn tỉa tạo hình:
Việc đốn tỉa giúp cây sự thông thoáng, các cành không bị che khuất lẫn nhau. Do vậy, không  những giúp cây quang hợp tốt mà còn dễ phòng trừ sâu bệnh.
Trong giai đoạn thiết kế cơ bản: Sau trồng 6 tháng – 1 năm, cây phát triển được 50cm chúng ta tiến hành bấm ngọn để tạo cành khung cấp. Sau khi cành cấp 1 mọc được 40- 45cm đều ra các hướng chúng ta tiến hành cắt tiếp tạo ra cành cấp 2.
Thời gian đốn tỉa thích hợp nhất tỉa vào mùa đông cuối đông và mùa xuân.
Trong thời kỳ kinh doanh: đốn vào mùa đông và mùa hè.
Hồng có 3 kiểu đốn tỉa chính, kiểu hình phễu, hình chữ Y và tán rẻ quạt. Thông thường đốn tỉa theo kiều hình phễu là dễ đốn tỉa nhất và cho năng suất ổn định hơn kiểu tán kia.
Kiểu tán hình phễu chúng ta tiến hành đốn như sau: Giữ một thân chính cao 0,5m sau đó cắt ngọn. Để 3 – 4 cành cấp 1 phân bố đều ra các phía. Đốn khống chế các cành cấp 1 không dài quá 45 cm, tạo cành cấp 2. Giữ 4 – 6 cành cấp 2 phân bố đều ra 2 phía. Khi đốn dùng kéo cắt nghiêng một góc 45 độ, vết cắt gọn để hạn chế sâu bệnh qua vết cắt khi gặp mưa.
Đốn tạo quả:
Tỉa loại bỏ những cành yếu mọc tập trung, cành đã bị khô chết, cành vượt, duy trì kiểu tán như thời kỳ kiến thiết cơ bản (hình phễu hoặc rẻ quạt). Đốn một phần những cành mọc ngang quá dài, đối với kiểu tán hình phễu để lại dưới 60 cm, hình rẻ quạt dưới 40 cm.Trong quá trình đốn tỉa quả hàng năm lưu ý, đối với hồng, cành cho quả chỉ xuất hiện trên cành mẹ đã mọc từ năm trước, ở vị trí búp thứ nhất đến búp thứ ba tính từ ngọn xuống. Do vậy, khi cắt bỏ một phần cành đã cho quả, cần để lại một đến hai mầm. Những mầm này sẽ phát triển thành cành mẹ để cho hoa và đậu quả ở năm sau.
Thời gian đốn: Đốn một lần trong năm vào thời kỳ ngủ nghỉ trong mùa đông.
Sâu bệnh hại hồng và biện pháp phòng trừ
Sâu ăn lá: hại hồng giòn chủ yếu vào cuối mùa xuân và đầu hè (từ tháng 4 – tháng 6), đặc biệt hại nặng thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây phát triển nhiều ngọn chồi. Sâu non màu xanh nhạt, ăn trụi các búp non và các lá xung quanh búp, có thể gây chết cả cây thời kỳ kiến thiết cơ bản hoặc làm cây sinh trưởng chậm lại.
Bọ cánh cứng: xuất hiện vào mùa hè, gây hại chồi và lá, đặc biệt gây hại nặng cho các vườn hồng gần bìa rừng. Sâu có thể ăn trụi chồi và lá cây thời kỳ kiến thiết cơ bản, gây chết hoặc cũng  làm chậm sinh trưởng.
Để phòng trừ sâu ăn lá và bọ cánh cứng hại cây, sử dụng thuốc Sherpa, Fastax pha theo nồng độ khuyến cáo.
Ruồi đục quả: Chúng ăn phần nhu mô quả, gây rụng quả ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng quả.
Để phòng ruồi đục quả, tiến hành đốn tỉa cho cây thông thoáng, hạn chế mầm vượt và trồi vượt; thu hoạch quả kịp thời; thu dọn hết quả rụng trên vườn, chôn sâu xuống đất cũng làm giảm ruồi đục quả.
Về bệnh, hồng giòn hay mắc bệnh giác ban và bệnh đốm tròn. 2 bệnh này thường xuất hiện vào những tháng có mưa nhiều đó là tháng 7 – 8 – 9.
Cách phòng: chăm sóc cây phát triển tốt, thường xuyên kiểm tra vườn quả loại bỏ toàn bộ cành bị bệnh thu gom về một khu vực để xử lý. Nếu làm tốt các khâu mà cây vẫn có bệnh, có thể dùng thuốc để phun: Kepanlazin, Bavectin, Dithan hoặc Booc-đô. Liều lượng và cách sử dụng thực hiện theo chỉ định của nhà sản xuất.
Hồng giòn là một trong những cây ăn quả cho giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Sau 3,5 – 4,5 năm bắt đầu cho quả bói, một cây cho khoảng 20 – 50kg với giá bán trung bình 20.000 đ/kg, trừ chi phí bà con có thể thu lãi 250 – 300 triệu đồng /ha. Nếu chăm sóc tốt những năm  về sau sẽ cho thu hoạch nhiều quả hơn.

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Kĩ thuật trồng bưởi Diễn cho hiệu quả cao

Bưởi diễn rất dễ trồng, là loại hoa quả sạch, bổ dưỡng. Một ha bưởi diễn sau 5 năm tuổi có thể đạt năng suất từ 50-65 ngàn qủa/năm. Đạt giá trị từ 700-900 triệu đồng.

1. Giống :
Để có những sản phẩm bưởi diễn chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, nhà nông cần chú ý tới xuất xứ và chất lượng giống. Thực tế cho thấy, phần chi phí về giống rất nhỏ so với các chi phí khác như : nhân công, phân bón, thuốc trừ sâu, đất đai… Sản phẩm Bưởi Diễn chất lượng cao được các cán bộ kỹ thuật của Chi nhánh Đồng Tâm Xanh hợp tác với các chuyên gia thuộc Trạm Nghiên cứu cây ăn quả Xuân Mai (Bộ Nông nghiệp & PTNT) tuyển chọn nguồn giống tốt nhất từ cội nguồn cây mẹ tại thôn Đức Diễn, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Do đó, khách hàng yên tâm về chất lượng các loại giống trong đó có cây Bưởi Diễn do Chi nhánh Trang trại Đồng Tâm Xanh sản xuất. Chi nhánh Trang trại Đồng Tâm Xanh chịu trách nhiệm về chất lượng giống do mình sản xuất, đồng thời nhận liên doanh trồng thâm canh Bưởi Diễn và bao tiêu sản phẩm với khách hàng có diện tích tập trung từ 5 ha trở lên.
2. Đất trồng Bưởi Diễn :
– Đất trồng Bưởi Diễn có tầng dầy từ 1m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu, giữ mùn, các chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ PH thích hợp từ 5,5 – 6,5. Không nên trồng nơi đất trống nhiều gió sẽ bị ảnh hưởng làm quả dễ bị rơi rụng, đối với các trang trại riêng lẻ ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các loại cây cản gió.
– Đối với vùng gò đồi cao cần chú ý tới việc đảm bảo nước tưới cho Bưởi Diễn nhất là giai đoạn 3 năm đầu mới trồng cây chưa khép tán và giai đoạn nuôi quả từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch.
3. Kỹ thuật trồng, chăm Bưởi Diễn :
a. Đào hố :
– Nên trồng mật độ là (5 x 5) mét 1 cây. Hố đào (0,8 x 0,8)m hoặc (1 x 1 x 1) m, mỗi hố nên bón lót từ 50-80kg phân chuồng hoai mục, 1-2kg Supe lân, 0,5kg Kali Sunphát và 1kg vôi bột. Các loại phân này trộn đều với đất lấp cao hơn miệng hố 10-15cm.
b. Cách trồng :
– Đặt cây giống giữa hố, tháo bỏ nilon và dây buộc, lấp đất kín gốc cao hơn cổ rễ 2-3cm. Dùng cọc cắm chéo xa gốc bưởi và buộc dây định vị đề phòng gió lay lỏng gốc. Dùng cỏ khô, rơm rạ phủ gốc giữ ẩm cho cây. Tưới liên tục buổi sáng hoặc chiều tối (tuần mới trồng đầu tiên).

c. Chăm sóc :
– Giai đoạn từ khi có lộc mùa xuân và nuôi quả nhỏ tới tháng 8 âm lịch cây cần nhiều nước, nếu thiếu nước lá cây sẽ héo, quả vàng và rụng. Từ tháng 10 trở đi tới khi thu hoạch quả không nên tưới nước cho Bưởi Diễn.
– Cắt tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng, bỏ các cành bị sâu bệnh, thường xuyên sới cỏ dại xung quanh cây.
– Bón phân thường xuyên trong năm vào thời kỳ sau thu hoạch. Lượng phân bón tỷ lệ cân đối : 10 phân chuồng + 10 phân lân + 3 đạm + 3 Kali tuỳ theo cây to, nhỏ và khả năng hiện có. Khi bón, cuốc rãnh rộng 25-30cm, sâu 30cm (từ mép tán lá chiếu xuống đất) và lấp kín.
4. Phòng trừ sâu bệnh :
– Bưởi Diễn thường bị một số loại sâu bệnh phá hoại như : Bệnh nấm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh khô cành, quả ám khói…
– Bệnh nấm : Trên lá có đốm màu gỉ sắt, thân có các đốm đen. Sử dụng thuốc SCORE hoặc Sun phát đồng 1% phun 3 ngày một lần cho tới khi khỏi bệnh.
– Bệnh sâu đục thân, cành : Quét vôi vào gốc cây và thân cây, dung xilanh tiêm phun trực tiếp vào lỗ sâu đục bằng thuốc Supracide 0,2%.
– Sâu vẽ bùa : Dùng Selecron phun lên lá. Thuốc này có tác dụng với cả sâu ăn lá, nhện đỏ và các loại sâu khác.
– Rệp : Khi phát hiện có rệp, phun ngay Selecron ba ngày liên tục.
– Ruồi đục quả hút dịch làm quả thối, thời gian xuất hiện vào tháng 7-10. Dùng bả Naled 5% + Metyl Eugnol 95% cho 100m2.
– Bọ xít các loại : Phun Sherpa 0,2% hoặc Dipterex 0,3%. Ngoài ra nếu thấy các loại côn trùng ít có thể bắt bằng tay và tiêu diệt.
– Bệnh muội đen thân, cành, lá, quả. Thời gian xuất hiện từ tháng 2-10. Phun Boocdo 1% hoặc Sun phát đồng 1% kết hợp với cắt tỉa cho thưa tán lá, cành.
– Bệnh chảy mủ gôm : Thời gian gây hại từ tháng 4, 5, 9, 10. Phun Aliette 0,3% lên thân, cành tuần 1 lần cho tới khi khỏi v.v…

Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

Tiêu đen chết nhiều, người nông dân mạo hiểm trồng giống tiêu mới

Manh nha phát triển tiêu lạ


Thời gian gần đây, một số hộ gia đình chủ yếu ở huyện Chư Sê (Gia Lai) tương đối háo hức với giống tiêu lốt mà mình trồng đang phát triển tốt. Tuy nhiên, điều đáng được nhắc đến là giống tiêu mới này hiện tại ở địa phương vẫn chưa có thị trường tiêu thụ. Việc trồng tiêu lốt để thay thế cho tiêu đen truyền thống có thực sự phù hợp?Qua tìm hiểu, phong trào trồng cây tiêu lốt tại đây chỉ mang tính tự phát, chưa hề có một hướng đi thực sự cụ thể. Người dân chỉ xem được một vài thông tin trên mạng, thấy một số đặc điểm tốt nên quyết định mua về trồng. Cùng với đó, cây tiêu đen trong vùng nhiễm sâu bệnh chết nhiều, giá thu mua lại xuống dưới mức 110.000/kg, thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây, là lý do khiến người dân tìm loại cây khác thay thế.

Chị Hài (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) cho biết, đầu tư trồng 1.000 trụ tiêu đen nhưng chết dần hết nên thua lỗ nặng. Khoảng tháng 7/2016, vô tình chị Hài nghe thông tin về giống tiêu mới kháng nhiều loại sâu bệnh, đặc biệt thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch nhanh, thu được quanh năm nên đã mua 400 trụ về trồng thử. Số tiêu giống này chị Hài trồng xen vào những trụ tiêu đã bị chết trong vườn.

Sau 6 tháng trồng, cây tiêu phát triển tốt, rất sai quả và đã cho thu hoạch. Hiện gia đình chị đang có khoảng 1 tạ tiêu khô. Tuy nhiên, chị Hài không thấy có thương lái đến hỏi mua. “Ở đây hiện không có người mua, tôi có liên hệ với một số đại lý tại Bình Dương thì được báo giá là 140.000 đồng/kg tiêu lốt khô nhưng ít quá nên vẫn chưa nhập cho họ. Nếu đầu ra đảm bảo, giá cao như hiện tại thì tới đây gia đình tôi sẽ mở rộng diện tích trồng giống tiêu này”, chị Hài chia sẻ.Cũng giống như gia đình chị Hài, anh Phạm Trọng Thiệm (trú làng Roh, xã Al Bá, huyện Chư Sê) sau khi nghe thông tin về giống tiêu lốt cũng lặn lội xuống Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) mua giống về trồng thử. Thời gian đầu, anh xuống giống vài trăm trụ nhưng chỉ được một thời gian ngắn thì cây chết. Sau đó, anh lại tiếp tục mua giống về trồng lại. Tính đến nay, anh Thiệm đã mua khoảng 2.000 dây tiêu, chỉ có khoảng 400 cây còn sống...

"Tôi cũng biết ở đây không có nơi nào thu mua giống tiêu mới. Ngay cả thương lái đi mua tiêu đen cũng không biết đây là loại cây gì. Hy vọng sau khi thu hoạch sẽ có người mua để vớt vát chút vốn vì gia đình tôi đã thiệt hại hơn 50 triệu đồng với hơn 1.500 dây tiêu mua về bị chết rồi”, anh Thiệm nói.

Cần có định hướng rõ ràng

Ngoài các hộ gia đình trồng tiêu lốt tự phát thì tại huyện Chư Sê còn có một HTX trồng giống tiêu này. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Trọng – Chủ tịch HĐQT HTX SX – TM – DV Nông nghiệp Tiêu Chư Sê cho rằng, việc gặp khó khăn trong canh tác giống tiêu đen truyền thống nên khi tiêu lốt xuất hiện tại địa phương, nhiều bà con nông dân rất hy vọng. Thậm chí, lãnh đạo xã cũng liên hệ với HTX mong muốn phía HTX giúp bà con nhân rộng mô hình trồng tiêu lốt.
“Cây tiêu lốt ở đây chưa có đầu ra. Để có thị trường tiêu thụ, chúng tôi phải đi tìm hiểu và ký hợp đồng với một số công ty chế biến thực phẩm trong nước và công ty xuất khẩu sang châu Âu. Theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm thì các công ty trong nước sẽ thu mua tiêu tươi với số lượng 50 tấn/năm và công ty xuất khẩu là 12 tấn/năm. Tính đến lúc này, HTX đã xuất ra được 60 tấn tiêu với giá 40.000đồng/kg tiêu tươi và 140.000 đồng/kg tiêu khô. Số lượng hợp đồng thu mua chưa nhiều nên chúng tôi đang hạn chế thành viên mở rộng diện tích. Việc bà con trồng tiêu một cách tự phát mà vẫn mở rộng diện tích trong khi không biết đầu ra là rất nguy hiểm”, ông Trọng nói.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Trồng chuối lùn hương mang lại thu nhập cao



Anh Lê Phước Thọ ở thôn 3, xã Điện Hồng (Điện Bàn, Quảng Nam) là một nhà vườn khá thành công với mô hình trồng chuối lùn hương. Đây là một loại chuối truyền thống ở địa phương. Tuy gọi là “lùn” nhưng thân cây cũng hơi cao, có khả năng phát triển tốt ở vùng đất phù sa ven sông Thu Bồn chảy qua thôn, sản phẩm thu hoạch quanh năm.

Khi chuối chín, vỏ có màu vàng tươi, ăn rất thơm ngon và nhiều dinh dưỡng nên đầu ra tương đối ổn định. Theo anh Thọ, cách đây 10 năm, anh trồng thí nghiệm 300 cây giống chuối lùn hương trên 4 sào đất. Sau 9 tháng chăm sóc, anh thu hoạch trên 24 triệu đồng. Thấy chuối lùn hương có hiệu quả kinh tế cao, anh nhân rộng giống chuối lùn hương lên 1,5 ha. Mỗi sào (500 m2) đất trồng được 70 gốc chuối, cho thu hoạch được khoảng 50 buồng, mỗi buồng bán theo thời giá hiện tại từ 150.000 - 200.000 đồng. Như vậy 1,5 hecta thu hoạch được 270 triệu đồng, trừ chi phí tiền phân bón, tiền công thu hoạch, vận chuyển, anh thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Ngoài ra, hàng năm anh còn bán 3.000 cây chuối giống, giá mỗi cây 5.000 đồng, thu về 15 triệu đồng.

Nhờ chuối lùn hương mà gia đình anh Lê Phước Thọ thoát khỏi ngưỡng cửa đói nghèo, có của ăn của để, anh mua máy cày, máy bung, xe tải. Vào vụ, anh đi cày, đi bung lúa cho bà con quanh vùng, mỗi vụ thu về cho gia đình hơn 10 tấn lúa. Năm 2009, anh đầu tư kinh phí trên 300 triệu đồng xây ngôi nhà tầng khá khang trang.
Thấy chuối có hiệu quả, nhiều bà con trong vùng đến nhờ anh giúp cây giống cũng như kỹ thuật chăm sóc, anh sẵn sàng giúp đỡ.
Về kỹ thuật trồng chuối, anh Thọ chia sẻ: Thông thường vào tháng 2 thì tiến hành làm đất tơi xốp và trồng với mật độ hàng cách hàng 2 m, cây cách cây 2 m. Đào hố 0,5 x 0,5 x 0,5 m, khi trồng dùng 25 kg phân chuồng hoai mục, 0,5 kg lân, 0,3 kg kali trộn với đất cho xuống hố và xung quanh. Nên chọn cây giống khi có từ 3 đến 6 lá với độ cao vút ngọn khoảng 1 - 1,5 m, được tách ra từ cây mẹ không bị sâu, đã trổ buồng. Cây chuối là loại rất cần phân nên bón thêm cho mỗi gốc 0,4 kg sulfat đạm, 0,3 kg super lân, 0,5 KCl và bấm bỏ cây con để chuối có điều kiện phát triển mạnh, trổ buồng lớn.
Vào mùa hè dùng rơm, rạ hoặc cây lạc phủ dưới gốc chuối để hạn chế cỏ dại và giữ độ ẩm cho chuối. Khi rơm, rạ, cau, đậu hoai mục trở thành nguồn phân bón cho chuối phát triển. Tuy nhiên, trồng chuối cũng gặp không ít rủi ro, gió to có thể làm chuối gãy hàng loạt. Để khắc phục, khi cắt bỏ búp chuối thì chống chuối bằng 3 cây vững chắc, kết hợp chủ động tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh hại.